Mê mẩn mực phủ luộc chấm mắm gừng

Mực phủ luộc chấm mắm gừng là món ăn mà cả người lớn và trẻ con đều thích. Đây là món ăn phảng phất vị mặn mòi của biển lẫn hương thơm của rau xanh trong vườn nhà.

bạch tuộc
Mực phủ luộc chấm mắm gừng. Ảnh: Trang Thy

Cư dân ven biển Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) gọi bạch tuộc là mực phủ, bởi hình dáng của nó giống con mực, khi lặn bắt các xúc tu của nó phủ bám lấy tay. Những ngư dân dạn dày sóng nước lặn tìm mực phủ dưới đáy biển. Họ vui mừng khi phát hiện mực phủ chừng vài ba ký đang lượn lờ quanh ghềnh đá dưới đáy biển gần bờ. Lúc này, ngư dân cẩn thận lắp tên sắt có ngạnh ở mũi vào súng, ngắm chuẩn rồi lẩy cò. Mũi tên lao vút trong nước găm vào thân mực nhưng nó vẫn vùng vẫy tìm đường trốn thoát. Ngư dân kéo và buông lơi sợi dây cột mũi tên với thân súng, chờ cho con mồi đuối sức. Lát sau, họ chậm rãi tiến đến tóm gọn mực phủ cho vào túi lưới. 

Mực phủ có thể chế biến nhiều món ăn ngon như lẩu, xào thơm, nướng, nhúng giấm... Nhiều người ưa thích mực phủ luộc chấm nước mắm gừng với cách thức chế biến khá đơn giản. Dùng dao mổ bỏ ruột của con mực rồi rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Đun sôi nồi nước, cho vào một ít muối hạt, rồi cho mực vào luộc. Khi mực vừa chín thì nhấc xuống khỏi bếp và múc ra đĩa. Rau ăn kèm với mực gồm có dưa leo, chuối chát, xoài xanh xắt lát mỏng xếp quanh vành đĩa, thêm ít rau thơm lên trên. Gừng cạo vỏ, xắt lát rồi giã nhỏ cùng ớt, tỏi, sau đó cho nước mắm, chanh, đường vào trộn đều. 

Món mực phủ luộc chấm mắm gừng với vị ngọt từ mực và đường, quyện với vị mặn của mắm lẫn chua của chanh, vị cay của ớt và gừng, kèm với hương vị của các loại rau, tạo nên dư vị khó phai khi thưởng thức.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 07/04/2022
Trang Thy
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:28 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:28 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:28 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:28 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:28 27/11/2024
Some text some message..