Miền Trung: Hiệu quả từ Tổ cộng đồng “cứu” nguồn lợi thủy sản

Đến nay tại nhiều tỉnh, thành ở miền Trung đã thành lập các Tổ cộng đồng bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản (tổ cộng đồng). Chính nhờ những tổ cộng đồng này, rất nhiều vụ vi phạm IUU đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ đang ngày một cạn kiệt.

tái tạo nguồn lợi thủy sản
Hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi đều tiến hành nhiều đợt thả giống, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Nhiều năm qua, khai thác thủy sản không những tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng ngư dân mà còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương ven biển. Mặc dù vậy, hiện nay, công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản ở các địa phương còn một số vấn đề tồn tại và hạn chế.

Tại nhiều địa phương, khai thác nguồn lợi thuỷ sản có kích thước nhỏ ảnh hưởng đến phục hồi nguồn lợi. Tình trạng tàu cá có công suất lớn hoạt động sai vùng, sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản trái phép vẫn còn xảy ra làm phá hủy hệ sinh thái ven bờ, gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác...

Trước thực trạng đó, một số địa phương ven biển đã thành lập các tổ cộng đồng để tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ thời gian, ngư cụ khai thác; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, giám sát, nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, dù chưa có tổ chức cộng đồng chính thức nhưng Quảng Ngãi đã thành lập và kiện toàn Tổ tình nguyện viên bảo vệ, bảo tồn rùa biển trên đảo Lý Sơn; thả tái tạo nguồn lợi thủy sản với gần 10 nghìn con giống thủy sản các loại tại các hồ chứa, sông và vùng biển ven bờ; hỗ trợ hình thành 299 tổ ngư dân đoàn kết trên biển, 12 nghiệp đoàn nghề cá, 15 chi hội nghề cá và 8 hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ.....Từ đó cho thấy, cộng đồng ngư dân đã thể hiện vai trò, cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản với nhà nước, với các cơ quan chức năng.

nguồn lợi thủy sản
Sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản sẽ giúp nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển.

Tại Bình Định có 4 tổ cộng đồng được UBND TP Quy Nhơn công nhận và giao quyền quản lý khu vực biển bảo vệ nguồn lợi thủy sản là 46,134ha và có 220 thành viên tham gia tổ cộng đồng, phát triển sinh kế bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Sau thời gian khoanh vùng bảo vệ, tại các khu vực biển, hệ sinh thái rạn san hô bước đầu được phục hồi, cụ thể: tại Bãi Dứa (Bình Định) có độ phủ san hô đạt 75,6%, ở Hòn Khô Nhỏ đạt 44,3%, ở Hòn Nhàn-Ghềnh Ráng đạt 31,8% và rạn Bãi Trước-Nhơn Châu đạt 23,1%.

Hà Tĩnh có Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 1.654 thành viên, đã giao quyền tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên tổng diện tích vùng biển 1.564/1.800km2 (chiếm khoảng 86% diện tích vùng biển ven bờ). Nhờ đó, mỗi năm Tổ này phối hợp Đồn Biên phòng ven biển tổ chức tuần tra trên biển từ 8-10 đợt, xử lý trên 10 trường hợp tàu cá hoạt động thủy sản sai quy định tại vùng biển được giao quyền.

"Chính nhờ tổ chức cộng đồng mà các vụ vi phạm IUU đã giảm; các tàu cá cũng e dè hơn, không còn kiểu đánh bắt tận diệt hay đánh bắt bất chấp vi phạm vùng biển nước ngoài như trước nữa", đại diện Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho rằng, vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ rất quan trọng. Chính nhờ những tổ chức cộng đồng này, rất nhiều vụ vi phạm IUU đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ đang ngày một cạn kiệt.

“Ở những khu vực có những hệ sinh thái đặc thù, những bãi biển, bãi con non của những loại nguồn lợi thuỷ sản mà từ trước đến nay chúng ta khai thác chưa hợp lý thì cần phải được đồng quản lý cho tốt hơn, khai thác hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Hơn ai hết, chính những tổ đồng quản lý sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý về nguồn lợi, việc khai thác và điều quan trọng nhất là theo định hướng sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản và nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển một cách hợp lý” – ông Luân khẳng định.

Từ năm 2019 đến nay, có nhiều địa phương miền Trung đã tiên phong thành lập tổ chức cộng đồng như Hà Tĩnh 15 tổ chức, Bình Định 4 tổ chức, Bình Thuận 3 tổ chức với hàng trăm người/tổ chức tham gia; ngoài ra các địa phương như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên đang triển khai xây dựng.

Báo Tài Nguyên & Môi Trường
Đăng ngày 15/06/2022
Võ Hà
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:44 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:44 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:44 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:44 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:44 19/11/2024
Some text some message..