Mở biển

Bao đời nay, ngư dân vẫn luôn hướng ra biển lớn. Mặc dù huyền bí và hiểm nguy rình rập, đại dương vẫn luôn như người mẹ cho con nguồn sữa ngọt ngào. Mỗi độ xuân về, mùa mở biển như tạo thêm sức mạnh để ngư dân tiếp tục vươn khơi…

Chuẩn bị mở biển.
Chuẩn bị mở biển.

Đi biển đầu năm

Khi đất trời đang còn xuân; nhà nhà, người người vẫn còn vui Tết thì tại các làng chài thuộc phường Vĩnh Trường và Vĩnh Thọ (TP. Nha Trang) đã rộn rã tiếng máy tàu xuất bến.
Có mặt tại bến cá núi Chụt vào ngày 15-2 (mùng 6 Tết), tuy mới 3 giờ sáng nhưng chúng tôi đã được chứng kiến cảnh vô cùng khẩn trương, nhộn nhịp trên bến, dưới thuyền. Đúng 3 giờ 30, ghe, tàu lần lượt nhổ neo. Trên con tàu mang ký hiệu KH02601TS, ông Lê Ngọc Hoan (chủ tàu kiêm tài công, ở phường Vĩnh Trường) nhanh tay sắp xếp lại dàn lưới và hồ hởi cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ sau mùng 6 Tết là tàu lại khởi hành. Do đang rộ mùa ruốc nên chuyến này, tôi vào khu vực biển ở đèo Cù Hin đánh ruốc. Hy vọng sẽ “hái” được nhiều lộc biển”. 5 giờ sáng, khi con tàu đã vào đúng “tọa độ”, ông Hoan hô lớn: “Chuẩn bị bung lưới”. Như chỉ chờ có vậy, các thành viên còn lại trên tàu nhanh chóng vào vị trí. Hai cây lũi được bung ra tạo thành thế vững chãi để chịu lực kéo của cả dàn lưới quét. Khi dàn lưới vừa được bung xuống biển cũng là lúc con tàu chồm lên lao về phía trước.

Buông lưới lúc rạng sáng.

Buông lưới lúc rạng sáng.

Trong lúc điều khiển tàu quét lưới, ngư phủ Tư Thi (ông Võ Thi, ở Vĩnh Trường) mở chuyện: “Tuy làm nghề biển cực nhưng tôi không thể sống thiếu nó. Đã nhiều lần tôi định chuyển nghề nhưng rồi không dứt ra được. Đời mình có lẽ sinh ra để đi biển, chỉ cần nghỉ ở nhà vài ngày không ra biển là thấy chân tay bứt rứt”. Qua những lời bộc bạch ấy, chúng tôi cảm nhận được vị mặn mòi của biển đã thấm đẫm vào tâm hồn Tư Thi. Mỗi vết chai sần trên tay ông là minh chứng cho tình yêu biển cả. Đã hơn 30 năm bám biển, từng luồng lạch, bãi rạn nông sâu đều được ông ghi nhớ. Từ đời ông của Tư Thi, cả gia đình chỉ bám lấy nghề làm biển. “Tôi theo cha làm biển từ năm 15 tuổi. Hồi nhỏ, nhìn biển mênh mông mà thèm được chinh phục, đi đến cuối bờ bên kia. Khao khát đó đã thôi thúc tôi xin cha cho một chuyến đi biển dài này. Nghề “ăn sóng, nói gió” này khổ cực, nguy hiểm lắm! Nhưng gắn bó với nó rồi thì lại thấy thích, thấy yêu. Có đứng từ biển cả nhìn vào đất liền, nơi quê hương mình mới thấy đất nước ta đẹp vô cùng”, ông Thi thổ lộ.

Tàu ông Thi thu mẻ ruốc đầu năm.

Tàu ông Thi thu mẻ ruốc đầu năm.

Sau hơn 1 tiếng bung lưới, bất chợt con tàu ngả nghiêng bởi những cú bẻ lái đánh võng của tài công Nô. Khi chúng tôi còn chưa kịp lấy được thăng bằng thì các ngư phủ đã dồn hết về phía đuôi tàu. Rồi con tàu đột ngột giảm tốc độ. Hóa ra, để chuẩn bị kéo lưới lên, tài công thường cho tàu chạy nhanh theo những đường zich zắc nhằm quét thêm luồng ruốc chạy 2 bên mép lưới. Những đôi tay săn chắc thoăn thoắt đưa từng mét lưới lên boong. Một mẻ lưới đầu năm đầy may mắn khi thu hơn 50kg ruốc. Với giá hiện tại, biển đã cho “lộc” cả triệu đồng. Nhìn thành quả thu được từ mẻ lưới đầu tiên, tất cả ngư phủ trên tàu đều nở nụ cười mãn nguyện.

“Lộc biển” được ngư dân bán ngay trên biển.

“Lộc biển” được ngư dân bán ngay trên biển.

Đón xuân, “hái lộc”

Khi tàu KH50047TS của ông Nguyễn Phi Long (Hòn Rớ, TP. Nha Trang) trở về, chúng tôi mới biết ông vừa thực hiện một chuyến biển “hai năm”. Không chỉ có tàu của ông Long, Tết này, hàng trăm ngư dân Khánh Hòa tham gia đánh bắt xa bờ đã đón Tết trên biển. Hơn 30 năm gắn bó với nghề biển, rong ruổi khắp các ngư trường, đã mấy lần ông Long cùng bạn tàu vừa ăn Tết trên biển vừa bám theo đàn cá. Việc này được ông ví như đi “hái lộc” đầu năm. Trở về sau hơn 3 tuần bám vùng biển Trường Sa, tàu ông Long cá nặng đầy khoang với gần 4 tấn cá ngừ đại dương. Sau khi trừ chi phí, tàu ông lãi ròng hơn trăm triệu đồng. Mỗi bạn thuyền được hơn chục triệu đồng để lo cho gia đình trong cái Tết muộn. Ngồi trong khoang lái, hướng mắt về phía cảng Hòn Rớ, ông Long kể, đêm giao thừa vừa rồi, nhiều ngư phủ lênh đênh trên sóng, bốn phía biển đêm đen kịt. Chiếc Icom được các tàu đánh cá liên lạc, định vị tập trung tại một điểm, vài chiếc tàu thả neo chụm lại như một xóm chài nhỏ trên biển để cùng nhau đón Tết. Khi ấy, chẳng cần biết tàu của ai, đến từ địa phương nào, chỉ cần định vị được tàu bạn ở gần tàu mình liên lạc để cùng sắp mâm cơm cúng giao thừa, cùng chúc nhau một năm thuận buồm xuôi gió. “Tết trên biển là thế, với những người đi chuyến biển “hai năm” như chúng tôi, lúc tàu cập cảng chính là những ngày đầu năm mới, Tết tuy muộn nhưng đó mới thực sự là cái Tết đầm ấm bên gia đình”, ông Long chia sẻ.

Thành quả của ngư dân sau chuyến biển “hai năm”.

Thành quả của ngư dân sau chuyến biển “hai năm”.

Góp thêm vào câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Phương (bạn tàu của ông Long) tâm sự, với những người mấy ngày Tết lênh đênh trên biển, họ không chỉ mải mê đuổi theo đàn cá mà còn đi “xông đất” ngày mùng một Tết khi qua tàu bạn để lì xì, chúc nhau năm mới được mùa. Trong câu chuyện đầu năm mới của họ bao giờ cũng nói về luồng cá, ngư trường, cuộc sống gia đình.

Riêng ông Phương, năm nay, tuy cái Tết bên vợ con hơi muộn nhưng sẽ không kém phần tươi vui, đầm ấm bởi tàu nặng khoang. Ông dự định, những ngày nghỉ trước chuyến biển mới sẽ chở vợ đi mua thêm ít vật dụng gia đình, sắm thêm cho con quần áo mới, đi chúc Tết người thân, bạn bè.

Sau hơn 20 ngày bám biển, hàng chục tàu đánh bắt khơi xa đã lần lượt cập cảng Hòn Rớ đúng dịp đầu năm mới. Trò chuyện cùng chúng tôi khi tàu vừa cập cảng, ông Nguyễn Hữu Quang (tài công tàu KH51024TS) hồ hởi: “Không chỉ có tàu chúng tôi, hầu hết các tàu bạn cùng đánh bắt cá ngừ đại dương cập bờ những ngày đầu năm mới này đều trúng lộc biển. Những năm trước, mỗi chuyến biển phải kéo dài cả tháng tàu mới cập bờ. Năm nay, tàu chỉ mới ra khơi hơn 20 ngày cá đã đầy khoang. Vì vậy, chúng tôi vào bờ sớm hơn dự định”.

Cho cá về đầy khoang

Tàu khai thác cá ngừ đại dương với cá nặng đầy khoang.

Tàu khai thác cá ngừ đại dương với cá nặng đầy khoang.

Những ngày đầu năm mới, cảng Hòn Rớ hết sức nhộn nhịp. Nhiều tàu, thuyền của ngư dân đã tất bật cho chuyến “mở biển” đầu năm. Trên bến, từng chuyến xe chở vật dụng, nhu yếu phẩm phục vụ nghề biển hối hả vào ra cảng. Dưới thuyền, xen lẫn trong tiếng máy nổ nghe nặng khoang của những chuyến tàu vừa trở về là tiếng máy nổ giòn của những tàu sẵn sàng xuất phát. Ông Huỳnh Phi Minh, chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Hòn Rớ không quên bày lễ vật, thắp nén nhang trước mũi tàu cầu mong năm Quý Tỵ mưa thuận gió hòa, “lộc biển” đầy khoang. “Những ngày đầu năm mới, nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã trở về. Năm nay, biển cho lộc nhiều. Vì vậy, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một năm thành công trong hoạt động đánh bắt thủy sản” - ông Minh tâm sự.

Thời gian gần đây, để kịp thời giúp ngư dân bám biển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu, thuyền có công suất lớn; trang bị các phương tiện, thiết bị khai thác hiện đại. Nhờ vậy, sản lượng đánh bắt tăng, hiệu quả của mỗi chuyến biển ngày càng được nâng cao. Tâm sự với chúng tôi trước khi rời cảng, ngư dân Đặng Văn Phát (chủ tàu BĐ78420TS ở Bình Định) chia sẻ, tuy đã 2 lần liên tiếp gặp nạn trên biển, thiệt hại hàng tỷ đồng, nhưng trong ngày “mở biển” Quý Tỵ, ông vẫn vững tin bởi “các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã khuyến khích ngư dân quyết tâm bám biển, giữ vững ngư trường, làm giàu trên chính vùng biển của Tổ quốc”. Trong chuyến vươn khơi lần này, ông Phát cùng các bạn thuyền tiếp tục hướng về ngư trường Trường Sa. Với ông, việc đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa không chỉ đơn thuần là cuộc mưu sinh thuần túy, mà còn góp phần khẳng định vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chiều trên cảng Hòn Rớ, những con tàu đánh bắt xa bờ lại hối hả nhổ neo. Trên mỗi con tàu, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trong gió. Tất cả mang theo khát vọng ngày về với cá nặng đầy khoang.

Ông Lê Tấn Bản - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Năm 2013, Khánh Hòa phấn đấu sản lượng thủy sản khai thác đạt 105.000 tấn. Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu này, Sở sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngư dân để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

Ông Đỗ Trung Hiệp - Trưởng Ban quản lý Cảng Hòn Rớ: Tính từ đầu năm Quý Tỵ đến nay, đã có gần 40 tàu thuyền đánh bắt xa bờ (chủ yếu khai thác cá ngừ đại dương) trở về đất liền. Trung bình mỗi tàu đánh bắt từ 3 đến 5 tấn; trừ phí tổn, lãi ròng hàng trăm triệu đồng/tàu.

 

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 21/02/2013
đình lâm - bích la
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:06 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:06 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:06 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:06 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 03:06 25/11/2024
Some text some message..