Mô hình kinh tế '3 trong 1'

Với người nuôi thủy sản ở xã Võ Ninh (Quảng Ninh), con tôm luôn được xem là đối tượng nuôi chính nhờ lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, chính sự phát triển ồ ạt của các hồ nuôi tôm đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra… Ao nuôi lâu năm còn bị suy thoái, người nuôi không tuân thủ quy trình kỹ thuật và sử dụng hóa chất bừa bãi.

Mô hình kinh tế '3 trong 1'
Bà con tham quan mô hình nuôi xen ghép cá dìa, tôm sú và cua tại hộ bà Lê Thị Lịch ở thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.

Để từng bước giúp người dân nuôi xen ghép thay vì độc canh con tôm, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá dìa và cua, bước đầu mang lại thu nhập cao, đồng thời mở ra hướng đi mới cho người nuôi thủy sản tại địa phương.

Mô hình được thực hiện từ đầu năm 2017 trên diện tích ao nuôi 3.000m2 của gia đình bà Lê Thị Lịch ở thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh. Trong quá trình thực hiện mô hình, gia đình bà Lê Thị Lịch đã được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 1.500 con cá dìa, 45.000 con tôm sú và 1.500 con cua; đồng thời được tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cũng như trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng nuôi.

Bà Lê Thị Lịch cho biết, sau vụ nuôi năm 2016, gia đình đã tu sửa, gia cố lại bờ ao và vét bùn, bón vôi cải tạo ao để thực hiện mô hình nuôi xen ghép. Đây là hình thức nuôi mới với nhiều đối tượng nên gia đình cũng chú ý diệt tạp khuẩn trong nước trước khi thả nuôi. Về con giống, do cá giống được thu gom tự nhiên tại vùng phá Tam Giang (Huế) về nuôi, nếu thả muộn sẽ không chủ động được con giống, nên gia đình thả giống từ cuối tháng 1-2017, sau đó thả giống tôm, cua theo lịch thời vụ vào giữa tháng 3-2017. Về mật độ thả, cá dìa 0,5 con/m2, số lượng 1.500 con; tôm sú 15 con/m2, số lượng 45.000 con; cua 0,5 con/m2, số lượng 1.500 con do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 100% con giống.

Sau khoảng 5 tháng thực hiện mô hình, nhìn chung các đối tượng nuôi phát triển khá tốt, bảo đảm về các chỉ tiêu yêu cầu. Trọng lượng bình quân của cá dìa đạt 200gr/con, tôm sú 40 con/kg và cua 200gr/con. Theo đánh giá, mô hình cho thu hoạch khoảng 2 tạ cá dìa, 1,5 tạ cua và 6,7 tạ tôm sú; tổng doanh thu ước đạt hơn 182 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, hộ nuôi có thu nhập trên 90 triệu đồng.

mô hình nuôi tôm, tôm thẻ chân trắng, tôm sú kết hợp cá dìa

Theo chị Hồ Thị Thủy, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cá dìa, tôm sú, cua là những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Khi nuôi xen ghép, những đối tượng này sẽ hỗ trợ cho nhau thay vì nuôi một đối tượng rủi ro cao, nên mô hình phù hợp với những vùng nuôi lâu năm kém hiệu quả. Ngoài ra, hình thức nuôi xen ghép này còn giúp cải thiện môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững; đồng thời khai thác được tiềm năng ao hồ nuôi trồng thủy sản mặn lợ, hồ nuôi tôm kém hiệu quả hoặc bỏ hoang, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nuôi trồng tại địa phương.

Mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá dìa trong ao đất mang lại hiệu quả thiết thực, được người dân đánh giá cao. Mô hình đã tổ chức tham quan học tập, khuyến cáo cho bà con chuyển đổi những diện tích nuôi tôm thường bị dịch bệnh, kém hiệu quả sang nuôi xen ghép tôm sú-cua- cá dìa. Cá dìa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương được thị trường ưa chuộng. Với thời gian nuôi ngắn, mùa vụ nuôi sớm, nên bà con tránh được mùa mưa lũ chính vụ. Ngoài ra, với đặc điểm ăn rong, tảo, mùn bã hữu cơ, nên việc nuôi cá xen ghép với tôm sú tại các ao nuôi tôm kém hiệu quả giúp tận dụng một phần thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ nhằm làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh cho tôm sú. Cá dìa rất nhạy cảm với thuốc và hoá chất, vì vậy, trong quá trình nuôi việc sử dụng thuốc, hoá chất được người nuôi cân nhắc rất kỹ và hạn chế đến mức tối đa. Sản phẩm mô hình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, môi trường sinh thái vùng nuôi được ổn định.

Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình nuôi xen ghép cá dìa, tôm sú và cua tại 3 điểm là xã Võ Ninh (Quảng Ninh), xã Hoàn Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (TX. Ba Đồn), bước đầu đạt hiệu quả và người nuôi đánh giá cao so với hình thức nuôi độc canh một đối tượng nuôi...

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 07/08/2017
Hiền Phương
Nông thôn

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:15 11/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:15 11/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:15 11/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 13:15 11/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 13:15 11/12/2023