Mô hình kinh tế mới - Hy vọng ở nơi đảo xa

Một số mô hình phát triển khuyến nông, khuyến ngư mới đã thành công trên đảo Vân Đồn, Cô Tô và Cát Hải bên cạnh các mô hình truyền thống, mở ra định hướng phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng đảo xa còn nhiều khó khăn.

Mô hình kinh tế mới - Hy vọng ở nơi đảo xa
Xâu hàu giống để thả nuôi

Sản xuất truyền thống: Nhỏ lẻ và dựa vào thời tiết

Theo khảo sát, tổng kết của các nhà khoa học khí tượng nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu, nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các huyện đảo. Hiện trên các huyện đảo tồn tại hai loại mô hình chính là mô hình truyền thống và mô hình khuyến nông, khuyến ngư có sự đầu tư chuyển giao khoa học công nghệ.

Các mô hình canh tác truyền thống như trồng lúa thâm canh, cây ăn quả, rau… được đầu tư ít, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là khí hậu. Mô hình chăn nuôi truyền thông theo hình thức hô gia đình nhỏ lẻ, tận dụng, cập cung tự cấp.

Trên các đảo đều trồng lúa nước. Ở xã Bản Sen (Vân Đồn - Quảng Ninh), năng suất lúa chỉ đạt 1 tạ/sào (bằng gần một nửa so với các vùng trên đất liền). Mương máng ở đây tiêu thoát tốt, lúa không bị ngập song nếu gặp bão vào giai đoạn trổ đòng, lúa sẽ bị lép. Điều này dễ xảy ra bởi vùng đảo là nơi hứng bão đầu tiên.

Ở Cô Tô cũng có một số xã trồng lúa hai vụ và cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên nhiên, chỉ trồng vào nước trời bởi nguồn nước mặt trên đảo rất ít. Có những năm không mưa, người dân không cấy được lúa. Hay gặp bão, mưa lớn, lúa bị gãy đổ hàng loạt, thất thu lớn cho người dân.

Người dân đảo còn trồng cây ăn quả, trồng rau, cây hoa màu song cũng như lúa, người dân luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây…”, thấp thỏm với thời tiết.

Các mô hình chăn nuôi truyền thống trên đảo như nuôi lợn, gia cầm, trâu bò, dê… chủ yếu phát triển tự phát trong hộ gia đình, nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu người dân trên đảo. Hiệu quả kinh tế chưa cao.

Những đổi mới từ công nghệ

Chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão, lũ, có khó khăn về nước sạch song trên các đảo lại có lợi thế về môi trường nuôi trồng thủy sản. Đó chính là thế mạnh mà các huyện đảo đang khai thác để phát triển kinh tế vùng đảo xa.

Các mô hình khuyến nông, khuyến ngư đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, phát huy được tiềm năng lợi thế đối với mỗi vùng sinh thái.

Theo các nhà khoa học, huyện Vân Đồn có tiềm năng lớn đối với nuôi các loài nhuyễn thể bởi lồng bè khai thác tương đối an toàn, ít sóng. Huyện chủ trương nuôi các loài không phải cho ăn hoặc cho ăn nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Giống hàu Thái Dương được thử nghiệm đầu tiên.

Quảng Ninh thực hiện 11 mô hình nuôi thủy hải sản, trên khai đồng bộ trên cả khu vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn trên các vùng biển đảo. Có thể kể đến các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao như nuôi sá sùng, hàu ở Vân Đôn, cua biển, vược, tôm chân trắng ở Yên Hưng, cá rô đồng ở Đông Triều…

Mô hình nuôi tu hài, hàu lưới đã được thử nghiệm ở xã Bản Sen (đảo Trà Bản), với lối nuôi lồng để tránh rủi ro. Lồng được đặt sát nhau, néo giữ khi có gió bão. Tuy nhiên, trận rét năm 2010-2011 đã gây chết hàng loạt, người dân rút ra kinh nghiệm: Phải chận bị đủ giống để nuôi thả vào các tháng 4 đến tháng 8 là những tháng ấm áp.

Cùng với mô hình nuôi trồng, các mô hình chế biến cũng phát triển, bắt kịp xu hướng không sản xuất thô. Khai thác, chế biến sứa phát triển mạnh, thu hút lực lượng lao động và tăng thu nhập cho cư dân trên đảo Cô Tô. Tuy nhiên, mô hình này đang bộc lộ hạn chế bởi nguồn sứa xuất hiện trên vùng biển không đồng đều trong các năm. Đó cũng là vấn đề mà các địa phương cần nghiên cứu để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.

Bằng việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật sản xuất, nông nghiệp trên các vùng đảo đang được đa dạng hóa, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, tạo diện mạo mới cho vùng.

Báo TNMT
Đăng ngày 11/12/2018
Bảo Châu
Nông thôn

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 10:00 01/10/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 10:25 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 10:25 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 10:25 03/10/2023

Những ngày quyết gỡ “thẻ vàng” IUU để xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, chương trình đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 18/10/2023.

Ngư dân
• 10:25 03/10/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 10:25 03/10/2023