Mô hình nuôi cua hai giai đoạn

Mô hình nuôi cua 2 giai đoạn, sau thời gian nuôi được 4 - 5 tháng cua đạt kích cỡ trung bình 4 con/kg.

Nuôi cua
Mô hình nuôi cua 2 giai đoạn, đạt hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh Trọng Linh.

Thới Bình là huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cà Mau, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cua biển nói riêng. Những năm gần đây do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh, trong đó nuôi tôm quảng canh truyền thống là một trong những loại hình nuôi chịu sự tác động lớn của biến đổi khí hậu.

“Ngoài tác động của biến đổi khí hậu, thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, chưa được người dân năm bắt thay vào đó là cách nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất tôm những năm qua đạt thấp, chi phí sản xuất cũng như chênh lệch năng suất giữa các hộ trong vùng còn lớn, nông dân sản xuất lợi nhuận không cao”, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình

Xuất phát từ thực tế trên, Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình xây dựng dự án trình diễn mô hình nuôi cua biển thâm canh 2 giai đoạn làm tiền đề cho việc chỉ đạo, tuyên truyền ứng dụng khoa học vào sản xuất; đồng thời phổ biến tới những người nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện được biết.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình, chia sẻ: Mô hình nuôi thuỷ sản thâm canh 2 giai đoạn là hình thức nuôi thuỷ sản hiệu quả hiện nay giúp nâng cao tỉ lệ sống, kiểm soát được lượng con giống trước khi thả ra ngoài vuông nuôi, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. 

Trong đó, mô hình nuôi cua thâm canh 2 giai đoạn được cho là phù hợp với  tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến rất phức tạp như hiện nay của địa phương, vì vậy người nuôi cần phải chủ động hơn trong sản xuất. Từ khâu cải tạo, ương giống đến chăm sóc quản lý… cần phải được chú trọng thực hiện.

Ông Nguyễn Trung Liệt, 59 tuổi, ngụ ấp 8, xã Thới Bình cho biết, được Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình giới hiệu mô hình nuôi cua 2 giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả kinh tế cao, nên gia đình tôi đăng ký tham gia. Tôi quyết định thả nuôi 16.000 con cua giống trên ha ao nuôi (6.000 con/ha), đến nay cua đã được 70 ngày nuôi, phát triển rất tốt đạt từ 8 - 10 con/kg, đạt tỷ lệ khoảng 80 %.

"So với mô hình nuôi cua truyền thống thì mô hình nuôi cua 2 giai đoạn hiệu quả hơn, tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Đặc biệt là được các bộ Phòng NN-PTNT huyện nhiệt hình hướng dẫn kỹ thuật nuôi, nên gia đình tôi rất an tâm tiếp tục triển khai trong vụ nuôi tới", ông Liệt chia sẻ.

Cùng niềm vui với ông Liệt, ông Nguyễn Văn Khởi, SN 1968, ngụ ấp 8, xã Thới Bình, cho biết: Trước đây, bà con nông dân nuôi theo mô hình quảng canh, xen canh kết hợp nhưng không đạt hiệu quả. Sau đó, được Phòng NN-PTNT huyện Thới Bình xuống vận động chuyển khai mô hình nuôi cua 2 giai đoạn.

“Tôi thả nuôi 6.000 con/ha ao nuôi, đến nay, sau hơn 2 tháng thả nuôi cua đạt trọng lượng từ 0,5 - 0,8 gram/con, đạt tỷ lệ từ 70 - 80%. Bên cạnh đó, cán bộ Phòng NN-PTNT cũng thường xuyên đến hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra độ mặn thường xuyên, bà công nông dân ở đây rất phấn khởi sau vụ nuôi đàu tiên. Nhiều hộ cũng đăng ký tham gia nuôi.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết: Mô hình nuôi cua 2 giai đoạn giúp nông dân nắm bắt được kỹ thuật nuôi, nâng cao tỉ lệ sống, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cua nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới. Sau thời gian nuôi được 4 - 5 tháng cua đạt kích cỡ trung bình 4 con/kg tiến hành thu hoạch tỉa bớt những con cua đực, bằng cách đặt lú, chợp hoặc câu thu tỉa.

“Mô hình này, từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc áp dụng khoa học vào sản xuất, tiến đến mô hình liên kết các hộ nông dân để sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, định hướng theo hình thức kinh tế hợp tác trong thời gian tới”, ông Lâm cho biết thêm.

Mô hình nuôi cua được chia làm 2 giai đoạn: Với mật độ thả nuôi 6.000 con/ha.

Giai đoạn 1: Cua giống được ương từ 15 – 25 ngày trước khi chuyển ra vuông nuôi. trong quá trình ương cua giống được cho ăn bằng thức ăn cá tạp hấp chín hoặc luộc chín rồi tán nhuyễn, liều lượng cho ăn 0,2– 0,5 kg/1000 con giống (tùy vào điều kiện phát triển của động vật phù du có trong ao ương), mỗi ngày tăng từ 5 – 10% lượng thức ăn.

Giai đoạn 2: Sau thời gian ương khoảng 15-25 ngày tiến hành mở ao ương cho cua di chuyển ra ngoài vuông nuôi.

Định kỳ 10 - 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định và làm sạch môi trường nước trong vuông nuôi. Định kì khoảng 15 ngày/lần sử dụng phân sinh học, phân hữu cơ (tùy vào lượng thức ăn tự nhiên có trong vuông nuôi) để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi.

Trong 2 giai đoạn này, nông dân cần lưu ý hàng ngày kiểm tra trạng thái hoạt động, sức khỏe của cua. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường của vuông nuôi như: pH, nhiệt độ, độ trong, độ kiềm,... thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống cấp và thoát nước để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 12/03/2020
Trọng Linh
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 15:19 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 15:19 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 15:19 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 15:19 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 15:19 15/01/2025
Some text some message..