* Bà Nguyễn Thị Thảy (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú): “Chương trình hỗ trợ của ngành Thủy sản đã giúp nuôi lươn thành công”
Tôi chân thành cảm ơn chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản – Hợp phần SUDA (Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững) và cán bộ kỹ thuật địa phương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi thực hiện tốt mô hình. Gia đình tôi đã được xét là hộ thoát nghèo.
Năm 2010 là vụ nuôi đầu tiên, sau 7 tháng thu hoạch được 200g/con, tỉ lệ lươn sống đạt 82%; tổng thu (98kg x 110.000đ/kg) được 10,780 triệu đồng, trừ chi phí còn lời được 7 triệu đồng. Năm 2011, tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng nuôi thêm 2 bể, thả nuôi tổng cộng 40kg lươn giống, tổng thu (200kg x 130.000đ/kg) 26 triệu đồng, lợi nhuận 15 triệu đồng. Năm 2012, tôi thả nuôi 55kg lươn giống, sau 2,5 tháng thì trọng lượng khoảng 160g/con.
Được hướng dẫn kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng, trị bệnh cho lươn, sau khi tham dự lớp tập huấn do chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản, tôi xin đăng ký tham gia xây dựng mô hình, với mong muốn áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế và có thể vươn lên thoát nghèo thông qua nuôi thủy sản. Cán bộ địa phương đến khảo sát điều kiện thực tế và đồng ý cho tôi tham gia xây dựng mô hình. Qua đó, tôi được hỗ trợ 2 triệu đồng, gồm: Con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh… với diện tích 12m2 thả nuôi 600 con lươn giống (mật độ 50 con/m2).
*Nông dân Văn Công Hường (xã Phú Thuận, Thoại Sơn): “Nuôi tôm trên chân ruộng lúa”
Con giống mua từ Lấp Vò, Cao Lãnh và một số ít do Đại học Cần Thơ cung cấp; chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn hỗ trợ nhu cầu về vốn. Từ năm 2012, có thêm nét mới là mô hình nuôi tôm càng xanh chất lượng cao do Trung tâm Giống thủy sản An Giang và Đại học Cần Thơ tổ chức phục vụ vùng “1 vụ lúa + 1 vụ tôm”, bước đầu chọn ra 6 hộ với 15 héc-ta để triển khai và được hỗ trợ 50% chi phí (1 hộ/1 héc-ta/50 triệu đồng). Tôi là 1 trong 6 người được chọn đi tập huấn kỹ thuật.
Kiểm tra tôm giống sau thời gian thả nuôi.
Cách làm mới hay ở chỗ, thả con giống với mật độ dày và khoanh khu vực nuôi với diện tích nhất định, sau đó từ 75 đến 90 ngày tuổi bắt đầu phân loại cái và đực tách riêng, như vậy sẽ cho năng suất cao hơn. Trước đây, người nuôi tôm ở Phú Thuận cũng làm tương tự, hiệu quả rất tốt; nếu tính nội phần tôm cái tách ra và đem đi bán cũng đủ lấy lại chi phí. Song, do thả nuôi mật độ thưa, nên năng suất thấp.
* Nông dân Trần Văn Ngây (xã Thoại Giang, Thoại Sơn): “Nhiều lao động có việc việc làm từ chế biến bong bóng cá và sơ chế khô mực”
Chế biến bong bóng cá bình quân một tháng 20 tấn sản phẩm tươi và thu được 4,4 tấn khô, lợi nhuận trên 100 triệu đồng; còn sơ chế khô mực 10 tấn/tháng và lợi nhuận được 42 triệu đồng. Như vậy, qua 2 mô hình này, một năm gia đình tôi thu lãi trên 1,7 tỷ đồng và còn giúp đỡ hơn 150 người tại địa phương có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định, với mức từ 80.000đ – 100.000đ/người/ngày. Với việc làm đó, bản thân tôi đã được các cấp xét và công nhận “Nông dân giỏi” cấp tỉnh năm 2012.
Cơ sở ra đời thu hút nhiều lao động, đặc biệt là hộ nghèo và lao động nhàn rỗi. Kết quả, sản xuất và kinh doanh tăng dần theo thời gian, góp phần rất lớn vào chương trình giải quyết việc làm tại địa phương, đến nay có nhiều hộ cơ bản đã thoát nghèo và cuộc sống ổn định. Từ hiệu quả kinh tế mô hình chế biến bong bóng cá mang lại, tôi tiếp tục đầu tư mô hình sơ chế khô mực, đây là mô hình mới cho lợi nhuận rất cao.
Trước đây, gia đình tôi có mô hình chăn nuôi thỏ, cá và trồng cây ăn trái, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi tham quan, học hỏi mô hình chế biến bong bóng cá, bản thân mạnh dạn làm thử từ bong bóng cá tra và đưa đi chào hàng, sau nhiều lần thất bại và rút ra kinh nghiệm, tôi cũng xây dựng được quy trình chế biến và đáp ứng yêu cầu khách hàng.