Mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Bài viết đưa ra 4 mô hình sử dụng điện tiết kiệm trong nuôi tôm cho bà con tham khảo.

Chi phí điện khá lớn trong nuôi tôm công nghiệp. Ảnh minh họa
1. Con lăn trong dàn quạt

a) Mô hình củ: Sử dụng gối đỡ chữ U bằng gỗ và mốc treo dàn quạt:

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Với việc sử dụng mô hình cũ này làm tăng ma sát giữa trục giàn quạt với gối đỡ làm nặng động cơ, do đó động cơ cần một lực tải lớn. Làm hao tốn năng lượng điện ( hoặc dầu). Không khuyến khích sử dụng mô hình truyền thống này.

b) Mô hình tiết kiệm: Sử dụng con lăn thay thế gối đỡ chữ U và mốc treo dàn quạt:

- Với việc thay thế chữ U bằng gỗ và mốc treo dàn quạt bằng con lăn sẽ giảm ma sát, giảm sức tải cho động cơ. Qua đó, giúp giảm tiêu tốn điện năng cũng như giảm hao mòn thiết bị.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

- Theo nghiên cứu thực tế từ Điện lực Sóc Trăng với mô hình sử dụng con lăn thay thế cho gối gỗ và mốc treo sẽ giảm 15% chi phí điện năng thiêu thụ cho cùng một mục đích sử dụng.

2. Động cơ đồng trục với dàn quạt:

a)  Mô hình cũ động cơ không đồng trục với dàn quạt (2A):

- Với mô hình truyền thống thí động cơ đặt trên bờ ao cao hơn so với mặt nước nên trục động cơ với trục giàn quạt chênh nhau khoảng 300 - 450. Do đó với gốc không đồng với nhau để vân hành được dàn quạt động cơ phải mất một lực để truyền xuống dàn quạt qua góc. Làm tốn năng lượng trong quá trình vạn hành.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Không khuyến khích áp dụng mô hình truyền thống này.

b)  Mô hình động cơ đồng trục với dàn quạt (2B):

- Khi áp dụng mô hình đồng trục môtơ với dàn quạt sẽ đồng nhất chung một trục. Qua đó không tiêu tốn lực như trên. Giúp lực từ động cơ sẽ truyền thẳng xuống trục dàn quạt. Với mô hình này trên thực tế đã nghiên cứu giản 15% điện tiêu thụ so với mô hình truyền thống không đồng trục động cơ với dàn quạt. Với hiệu quả thực tế khi chạy hai dàn quạt

- Khi áp dụng mô hình đồng trục môtơ với dàn quạt sẽ đồng nhất chung một trục.

Qua đó không tiêu tốn lực như trên. Giúp lực từ động cơ sẽ truyền thẳng xuống trục dàn quạt. Với mô hình này trên thực tế đã nghiên cứu giản 15% điện tiêu thụ so với mô hình truyền thống không đồng trục động cơ với dàn quạt. Với hiệu quả thực tế khi chạy hai dàn quạt


Khi so sánh hai mô hình 2A và 2B cùng chạy trong cùng một thời gian thì kết quả cho thấy mô hình 2B tiết kiệm 15% lượng điện năng tiêu thụ so với mô hình 2A.

3. Mô hình thay thế “môtơ đồng trục với dàn quạt và kết hợp con lăn” thay cho “mô hình môtơ không đồng trục với dàn quạt và sử dụng gối chữ U”:

a) Mô hình sử dụng mô tơ không đồng trục với dàn quạt và sử dụng gôi đỡ chữ U (Mô hình 3A):

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

b) Mô hình sử dụng môtơ đồng trục với dàn quạt và sử dụng con lăn (Mô hình 3B):

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Thực tế so sánh cho thấy với mô hình 3B (đồng trục và sử dụng con lăn) cho tiết kiệm điện 38,7% so với mô hình 3A ( không đồng trục và sử dụng gối chữ U).

Qua các biện pháp tiết kiệm điện trên đã thử nghiệm thực tế cho kết quả tiết kiệm điện đáng kể cho người nuôi.

Khuyến cáo:

* Nên thay gối đở chữ U bằng con lăn sẽ tiết kiệm được 15% điện năng.

* Nên sử dụng đồng trục môtơ với trục dàn quạt tiết kiệm điện được 15% điện năng.

* Nên kết hợp sử dụng đồng trục mô tơ với trục dàn quạt và sử dụng con lăn cho tiết kiện điện năng 38,7%.

4. Mô hình đồng trục và sử dụng hiệu quả một động cơ một giảm tốc cho 2 dàn quạt:

- Với việc ứng dụng các mô hình vào thực tế cho thấy tiết kiện phần lớn điện năng tiêu thụ trong sản xuất tôm thì với mô hình đề xuất sau cũng đem lại phần tiết kiệm điện và sử dụng hiệu quả thiết bị trong quá trình nuôi tôm.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Mô hình sử dụng một mô tơ chạy 02 dàn quạt và đồng trục và sử dụng con lăn đen lại nhiều hiệu quả hơn trong sử dụng thiết bị và tiết kiện điện năng tiêu thụ.

5. Sử dụng khí Bioga để tạo nguồn điện:

- Trong các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên ao lót bạc có siphon đáy thì nguồn chất thải từ phân tôm và thức ăn dư thừa thải ra là rất lớn. Do đó vấn đề giải quyết nguồn chất thải sao cho hiệu quả và không ô nhiểm môi trường là vấn đề rất cần thiết. Một trong các giải pháp hiệu quả là áp dụng Bioga trong nuôi tôm siêu thâm canh để sản xuất ra nguồn khí ga có thể sử dụng cho sinh hoạt và cấp phát điện cho thắp sáng, vận hành một số thiết bị.


- Để vận hành tốt hầm Bioga thì trong quá trình nạp nguồn từ phân tôm và thức ăn dư thừa thì vấn đề cần thiết là loại bỏ nguồn nước lẫn trong cặn bả rồi mới cho vào hầm bioga. Có như vậy thì hầm Bioga mới tăng hiệu quả và hoạt động tốt lâu dài.

- Nguồn khí ga có thể sử dụng nấu nướng trong sinh hoạt và sử dụng qua máy phát điện chạy bằng khí Bioga.

 biogas nuôi tôm, nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Qua máy phát điện bằng khí bioga có thể thắp sáng khu vực trại nuôi vận hành môtơ. Qua đó, giải quyết vấn đề chất thải trong nuôi tôm và giúp tiết kiệm điện trong quá trình vận hành hệ thống trại nuôi.

6. Sử dụng năng lượng mặt trời:

- Hiện nay một số nước tiên tiến đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rộng rải trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Ở Việt nam dự án sử dụng năng lượng mặt trong nuôi tôm được thủ nghiệm ở Bạc Liêu (Bác 6 Ngoãn) và ở Cà Mau ( Anh Tuấn – Tân Long – Đàm Dơi).

- Mô hình được sử dụng thông qua hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời và nguồn điện được tích trong bình ắc - quy. Nguồn điện từ bình ắc - quy sẽ cung cấp năng lượng cho các thiết bị sục khí trong ao nuôi tôm. Qua đó giúp sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Trích từ "Sổ tay an toàn về tiết kiệm diện trong nuôi tôm" thuộc DỰ ÁN “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại việt nam – SusV”

Nhóm tác giả:

1. Ông Võ Nam Sơn – Đại Học Cần Thơ.

2. Ông Đào Minh Hải – Đại học Cần Thơ.

3. Ông Đinh Xuân Lập – P. Gđ ICAFIS.

4. Ông Nguyễn Thế Diễn – Cán bộ ICAFIS.

5. Ông Vũ Văn Thùy – Cán bộ ICAFIS.

Đăng ngày 09/04/2019
Trung Tâm ICAFIS
Kỹ thuật

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 15:43 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 15:43 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 15:43 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:43 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 15:43 02/12/2024
Some text some message..