Mối lo từ cá tầm Trung Quốc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đang tìm cách giải cứu cá tầm đang gặp khó

Cá tầm
Cá tầm Trung Quốc luôn là mối lo ngại cho ngành nuôi cá tầm Việt Nam.

Theo thống kê từ Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, đến cuối năm 2020, có khoảng 300 tấn cá tầm không xuất bán được do sự cạnh tranh giá từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ.

Nguy cơ lỗ nặng

Lâm Đồng là thủ phủ nuôi cá tầm thương phẩm chiếm hơn 70% sản lượng của cả 5 tỉnh Tây Nguyên. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến cuối năm 2020, diện tích nuôi cá tầm trên toàn tỉnh khoảng hơn 50 ha. Trong đó, diện tích ao, bể thực tế nuôi cá khoảng 95.000 m2, sản lượng ước đạt 1.200 - 1.400 tấn/năm, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và tại thị trường TP HCM. Do không thể cạnh tranh với giá cá giống lẫn cá thương phẩm từ Trung Quốc nên khoảng 50 doanh nghiệp (DN), hộ gia đình nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh đang gặp khó.


Nhiều hộ nuôi cá tầm ở Lâm Đồng không tăng đàn hoặc ngưng nuôi vì thua lỗ .Ảnh: Đình Thi.

Ông Hoàng Văn Huy (45 tuổi, ngụ xã Lát, huyện Lạc Dương) cho biết gia đình ông nuôi khoảng 10 tấn cá tầm/năm. Cá tầm Trung Quốc nhập vào tỉnh với số lượng lớn đã kéo cá tầm trong tỉnh rớt giá mạnh, các đầu mối tiêu thụ giảm thu mua. "Cá tầm Trung Quốc bán ra khoảng hơn 100.000 đồng/kg trong khi cá tầm của Lâm Đồng nhiều năm nay rẻ nhất là 200.000 đồng/kg, có thời điểm 250.000 đồng/kg bởi chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn. Nếu hạ giá bán, người nuôi sẽ lỗ nặng nhưng tiếp tục nuôi sẽ vừa tốn thêm chi phí vừa không có vốn để xoay vòng cho lứa nuôi mới…" - ông Huy nói.

Điều đáng lo ngại là do chất lượng cá tầm Trung Quốc không bằng cá nuôi tại Lâm Đồng nên một số thương lái trộn cá tầm nhập lậu và cá địa phương để lừa người mua. Theo ông Nguyễn Đình An, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, phần lớn cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch bởi muốn nhập khẩu chính ngạch phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản trong khi cơ quan này chưa cấp phép nhập khẩu cá tầm Trung Quốc. "Không riêng Lâm Đồng, nhiều hiệp hội nuôi cá nước lạnh các tỉnh, thành trong cả nước đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lạnh tại địa phương" - ông An cho hay.

Điều tra, xử lý DN nhập khẩu cá tầm vi phạm

Vừa qua, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành về việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan. Qua theo dõi tình hình, phối hợp lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy cá tầm nhập khẩu không đúng với giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với tờ khai hải quan. Đáng chú ý, một số DN dù đang trong thời gian chờ kết quả giám định để thông quan đã tự ý mang hàng hóa đi tiêu thụ. Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xử lý nghiêm hành vi này.

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh biên giới, Cục Điều tra chống buôn lậu kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế và lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu; hàng hóa chỉ được thông quan và đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu sau khi có kết quả giám định tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đồng thời, tiến hành điều tra, xác minh, xử lý đối với các DN nhập khẩu cá tầm vi phạm. 

Chỉ cho phép nhập khẩu cá thuần chủng
Theo Tổng cục Hải quan, trước vấn đề nhập khẩu cá tầm "nóng" lên trong thời gian qua, cơ quan này đã làm việc với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để bàn phương án và phối hợp xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu vi phạm.
Tại buổi làm việc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho hay qua một số mẫu giám định, đều xác định được trong một lô hàng có nhiều con cá tầm có hình thái bên ngoài khác nhau, khả năng là con lai. Cơ quan liên ngành đã thống nhất rằng cá tầm được phép nhập khẩu Việt Nam phải là cá thuần chủng, không phải con lai; việc cấp giấy phép cũng chỉ áp dụng đối với loài cá tầm thuần chủng nhằm tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật tại Việt Nam.

Người lao động
Đăng ngày 01/04/2021
Đình Thi - Minh Chiến
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 07:28 04/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 07:28 04/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 07:28 04/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 07:28 04/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 07:28 04/02/2025
Some text some message..