Mong nước mặn để… làm giàu

Giữa lúc người dân ĐBSCL đang quay quắt vì hạn mặn khốc liệt thì người dân ở xã cù lao Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) lại an nhiên thảnh thơi, thậm chí họ còn mong có nước mặn để… làm giàu.

cho tôm ăn
Bà Nguyễn Thị Bích Vân cho tôm ăn. Ảnh: Hòa Hội

Mong nước mặn

“Tôi vừa bán 1,3 tấn tôm được 120 triệu đồng. Hiện tại, dưới ao còn 8.000 con cua, dự kiến sẽ thu hoạch khoảng 70 triệu nữa. Ở đây chỉ mong nước mặn mới giàu chứ nước ngọt trồng lúa sạch chỉ để dành ăn”, bà Võ Thị Chanh ở ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh nói.

Gia đình bà Chanh có 1 ha, mỗi năm làm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm đã gần 20 năm nay. Bà cho biết, ở đây 2 mùa nước ngọt và mặn. Mùa nước ngọt đất để trồng lúa sạch (sinh thái) không phun thuốc trừ sâu nhằm cải tạo đất bằng cách cho lúa hấp thu cặn bã của tôm. Canh tác theo phương thức này, mỗi năm gia đình bà trồng lúa thu hoạch được 3 tấn thóc, trong đó 1 tấn để dành làm thức ăn cho tôm. Gia đình bà Chanh không phải tốn tiền mua thức ăn chăn nuôi mà tự chế biến bằng cách nấu lúa cho chín rồi xay nhuyễn thành bột trộn với con ruốc ép thành dạng viên cho tôm ăn.

“Nuôi bằng cách này đỡ tốn chi phí thức ăn. Đồng thời, kiểm soát được nguồn thức ăn sạch, không sợ có chất kháng sinh nên khi sản phẩm làm ra không sợ ế”, bà Chanh nói.

Cùng ấp, bà Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, nghe trên đài thấy nhiều nơi trong vùng hạn mặn, người dân gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở đây dân đã quen nên không có gì phải lo lắng. Bà Vân có gần 2 ha nuôi tôm, lúa sinh thái từ năm 2001 đến nay. Bà cho biết, hầu như mỗi năm đều lời trên 200 triệu đồng.

Nói về cách thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương, bà Vân chia sẻ: “Trước hết là bảo vệ những giá trị tự nhiên quanh mình. Đồng thời, nương tựa vào tự nhiên để tạo ra giá trị mới. Người dân của ấp đã ý thức được việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên để cá, tôm sinh đẻ tự nhiên. Hoặc nếu đánh bắt phải theo mùa và quy định rõ ràng”. Bà Vân cho rằng, sở dĩ dân ở đây làm được là nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các lớp tập huấn về cách thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, chính quyền quan tâm theo sát để hướng dẫn, giúp đỡ bà con.

Lắng nghe dân

Ông Hồ Quang Xê, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Minh giới thiệu, xã có 9 ấp, chiều dài toàn xã 21 km. Tuy nhiên, có chỗ khó khăn về nước ngọt, chỗ phèn… nếu chính quyền quy hoạch chuyên canh tôm lúa một cách máy móc rồi buộc dân phải làm theo thì dân sẽ khổ. Vì thế, trước khi triển khai kế hoạch sẽ lập tổ công tác xuống tận ấp lắng nghe ý kiến của dân để hiểu thực tế địa phương cần gì, làm gì để phát triển. Từ đó, tùy tình hình thực tế mới triển khai phương án giúp dân nâng cao thu nhập.

Ông Xê cho biết: “Những năm 1990, vùng này nghèo và hoang sơ lắm, bởi bao quanh là nước mặn. Khi đó, có chủ trương ngọt hóa để trồng lúa cứu đói và đã triển khai nhiều công trình ngăn mặn để giữ nước ngọt trồng lúa”. Bản thân ông là người phản đối quyết liệt chủ trương này.

Sau vài năm, khi các công trình khép kín không hiệu quả, cơ quan chức năng cho dỡ bỏ để cho nước mặn vào thuận theo tự nhiên. Ông cho biết, gần chục năm trở lại đây, cụm cù lao này đã hình thành khu lúa, tôm, cua, hoa màu, có nơi kết hợp nuôi bò… Từ đó, đời sống người dân đã khá lên rõ rệt, nhà gác tường mọc lên san sát thay thế dần nhà lá.

Ông Trần Trung Kha, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Minh cho biết, mỗi năm dân ở xã cù lao sản xuất hơn 6.000 tấn tôm, cua và hàng nghìn tấn lúa sạch, chưa kể thủy sản tự nhiên khai thác theo mùa. Ngoài ra, còn hơn 4.000 con bò của người dân.

Cù lao Hòa Minh nằm giữa sông Cổ Chiên, nhìn thấy chuyển biến mực nước biển dâng cao theo từng năm nhưng hơn 3.200 hộ với 13.500 nhân khẩu ở đây tự tin mưu sinh một cách nhẹ nhàng theo tự nhiên. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 91 hộ, chiếm chưa đầy 7% dân số.

Báo Tiền Phong, 15/04/2016
Đăng ngày 16/04/2016
Hoài Hội
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:14 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:14 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:14 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:14 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:14 29/03/2024