Một đêm với Tân Mỹ

Từ đằng xa, từng chiếc thuyền nan nhỏ nối đuôi nhau băng sóng, vượt gió chạy vào bờ sau ngày dài lênh đênh đánh bắt. Bãi biển Tân Mỹ thật nhộn nhịp với hàng trăm người dân, trong đó phần lớn là những chị em phụ nữ. Họ đến đây để chờ đón người thân đi biển về, có người đến để kiếm việc làm thêm, thu mua hải sản... Những con tàu đánh cá của ngư dân Tân Mỹ cập bến. Trên thuyền dưới bến náo nhiệt hẳn lên.

Biển, thuyền, tân mỹ
Biển là nguồn sống lâu bền của ngư dân Tân Mỹ

Chiều này rảnh không ghé về tao chơi? Tân Mỹ mùa này vui lắm… Nhớ về sớm, để còn kịp chuyến “ra khơi”…!”, Hiếu – một người bạn của tôi thúc giục qua điện thoại. Tôi đồng ý ngay, bởi Tân Mỹ (Quảng Ngạn, Quảng Điền) mùa này tôm cá nhiều lắm.

Rộn ràng đêm Tân Mỹ

Vượt gần 20 km, qua bến đò Vĩnh Tu, ngược lên phá Tam Giang cuối cùng cũng đến nơi. Trời lúc này đã nhá nhem tối. Cơm nước xong, Hiếu vội vàng rủ tôi đi chuẩn bị dụng cụ để kịp chuyến “ra khơi”. Hiếu tiết lộ, tối nay sẽ cho tôi một trải nghiệm thú vị với “tiết mục” câu mực trên biển. Tôi tò mò: “Ban đêm sao câu mực được?”. Hiếu ranh mãnh: “Đừng nóng vội, cứ từ từ rồi biết”. Hai thằng tôi, đứa cầm đèn bình ắc-quy, vai mang vợt, đứa cầm mồi, cần câu tiến về phía biển. Mấy đứa nhỏ trong xóm í ới gọi bạn. Chỉ một lúc sau, người đi câu mực túa ra đường làm huyên náo cả xóm. Đèn đuốc lập lòe, nhấp nháy như một thị trấn về đêm. Biển mùa này khá êm. Nhìn ra khơi chỉ lăn tăn con sóng bạc đầu. Trên bến, dưới thuyền thợ câu mực nói cười rôm rả, họ hè nhau cùng khuân thuyền ra biển.

Trong đám thợ câu, Hùng thuộc loại “con nhà nghề”, có tay “sát ngư” nhất vùng. Hơn 10 năm lênh đênh trên biển, trong tay không hề có la bàn, máy định vị nhưng chỉ cần nhìn theo hướng gió, theo dòng hải lưu luân chuyển, anh biết nơi nào có nhiều mực, tôm, cá… Hoặc nhìn màu nước biển, anh biết con nước sâu hay cạn, ấm hay lạnh để xác định địa điểm đánh bắt. Hùng cho biết: “Cứ vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 hằng năm khi biển êm là tôm, cá theo dòng hải lưu về vùng biển Tân Mỹ để kiếm ăn và sinh sản”. Nắm bắt quy luật này, các ngư dân nơi đây chuẩn bị thuyền, dụng cụ ra khơi.

Thuyền ra đến địa điểm được chọn, cánh thợ câu lần lượt buông cần. Hùng đưa cho tôi coi chiếc cần câu. Đó chỉ là một chiếc cần câu thô sơ buộc sợi dây cước gắn lưỡi câu chùm nhọn hoắt, phía trên có một vật nhỏ hình con tôm làm bằng nhựa phát quang. Xong, Hùng ném cần câu xuống biển. Anh nói: “Đặc tính của mực là thích đến gần những nơi có ánh sáng. Lúc này, việc cần làm là chiếu đèn nê-on xuống rồi buông câu theo luồng sáng đó và cứ thế mà luôn tay giật. Khi nào thấy nặng tay nghĩa là mực đã mắc câu…”.

Đêm dần khuya, chúng tôi chèo thuyền vào bờ với những “chiến lợi phẩm” thu được. Tôi và Hiếu cùng một số người dân trong thôn còn tham gia một chuyến đánh bắt… trên bờ. Đây là phương pháp phổ biến để đánh bắt các sản vật gần bờ. Dụng cụ là chiếc lưới rồng, rộng chừng 2-3m, dài ngắn tùy từng chiếc, có khi đến cả chục kilômét. Lưới sẽ được giăng từ trong đêm. Đến thời điểm mặt trời mọc, tôm cua cá bắt đầu ngoi cao trên mặt nước hít thở oxy, đó cũng là lúc thích hợp để kéo lưới.

Rong ruổi theo thuyền câu trên biển tôi mới biết được lòng kiên nhẫn và sự kiên trì của người dân nơi đây. Phải đâu, buông cần xuống là bắt được tôm, cá ngay. Tuy nhiên, câu mực đêm mang lại cho tôi một cảm giác thật kỳ lạ, vừa thử lòng kiên nhẫn, vừa hào hứng với những hải sản tươi rói, còn được cảm nhận cái chòng chành của thuyền thúng trên mặt sóng lẫn không gian của biển đêm bao la.

Nỗi lòng xóm… biển

Đêm Tân Mỹ đầy sao, gió biển thổi vào mát rượi khiến lòng người thật dễ chịu, khoan khoái vô cùng. Trong cuộc nhậu đầy tôm, cá, mực luộc bên bếp lửa hồng, Hiếu và những người dân trong thôn thay nhau kể về cuộc sống nơi đây. Hiếu kể: “Trong số những người trên thuyền đó, người nào cũng có người thân đi Mỹ, nhưng họ vẫn đi biển mỗi ngày, hiểm nguy vẫn không từ bỏ”. Nghề đi biển vốn khó khăn, khắc nghiệt và không ít lần bị sóng gió uy hiếp, thế nhưng những con tàu của ngư dân Tân Mỹ vẫn tự tin bám biển mưu sinh. Nhấp tiếp một chén rượu tôi quay sang hỏi người ngồi cạnh mình: “Lam lũ thế, lại có tiền nước ngoài gửi về tại sao không đổi nghề hoặc bỏ nghề biển cho… đỡ khổ?”. “Biển cho cá như rứa dại chi mà không lấy !”. Anh ta cho biết, tiền cha mẹ, anh em gửi về có nhiều đến mấy thì tiêu cũng hết. Dù biển động hay mất mùa, nếu bám biển đều đều, mỗi tháng cũng thu nhập được 3-5 triệu. Số tiền đó để cho con cái học hành, con cái vừa được cái chữ, gia đình lại góp được ít vốn sau này cho con làm ăn. Cũng theo lời anh ta, cách đây 10 năm cá, tôm ở biển Tân Mỹ nhiều lắm nhưng giờ đây vô cùng khan hiếm.

Trước đây, “chỉ cần đánh bắt gần bờ cũng kiếm được khối tiền” nhưng giờ đây dù đánh xa bờ có khi còn “lỗ vốn”. Đó là chưa kể lúc gặp phải chuyện rủi ro, hay gặp lúc sóng to gió lớn có khi còn bỏ mạng chẳng chơi. Hiếu nói: “Giờ người ta không đánh bắt cá bằng lưới bình thường nữa đâu, chủ yếu là dùng xung điện hoặc lưới mắt nhỏ nên dù con tép cũng không thoát được”. Có lẽ vì điều này mà tôm cá nơi đây ngày càng khan hiếm. Hiếu bàn với mọi người cùng góp vốn kinh doanh hoặc làm một nghề khác chứ tình hình này ít năm nữa dù đánh bắt xa bờ cũng không có tôm, cá mà bắt.

Sáng, tôi uể oải thức dậy sau một đêm vui thú và mệt nhọc thì đã nghe lao xao ngoài bến. Mặt trời đã nhô lên khỏi mặt biển, báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, tôi vội vàng lao mình ra phía biển. Bầu trời vẫn trong xanh, cao lồng lộng. Từng con sóng nhẹ xô vào bờ cát. Bãi biển nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết, nước biển trong xanh nổi bật trên nền bãi cát trắng phẳng lỳ chạy dọc bờ, tuyệt không thấy rác hay nilon như các bãi biển khác. Từ những khoang cá, từng thùng cá được vận chuyển vào bờ và những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của những ngư dân, dù nghề đi biển vẫn còn đó nhiều khó khăn, vất vả.

Chia tay Tân Mỹ, chia tay những cảnh vật và con người hiền hậu, hiếu khách nơi đây, tôi mong ước một ngày nào đó sẽ quay trở lại. Thế nhưng, trên đường về trong lòng tôi vẫn trĩu nặng một nỗi niềm lo sợ, liệu lần sau quay về có còn được đi câu mực, còn được đi đánh cá hay trông thấy cảnh họp chợ sớm trên bãi biển như vậy nữa không, khi công cụ đánh bắt hải sản ngày càng một hiện đại và như muốn “tận diệt” cá tôm?.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 25/07/2013
Quang Tiến
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:30 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:30 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:30 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:30 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:30 21/12/2024
Some text some message..