Một số bệnh thường gặp trên ốc bươu đen và biện pháp phòng trị

Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi hiện đang là đối tượng thủy sản mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư thấp, tận dụng được điều kiện sẵn có của gia đình, không đòi hỏi chăm sóc nhiều, nguồn thức ăn dễ tìm, đầu ra ốc thương phẩm tương đối ổn định.

Ốc bươu đen
Ốc Bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi hiện. Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nếu không kiểm soát tốt môi trường nước, dễ dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh. Vì vậy, bà con cần lưu ý một số bệnh trên ốc trong quá trình nuôi để hạn chế thiệt hại.

Bệnh ký sinh trùng 

- Triệu chứng:

+ Ký sinh trùng ngoại sinh: phần miệng của ốc (phần nắp) và phần đuôi thấy hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các rãnh chỉ nhỏ, ăn đục từ bên ngoài vào bên trong thân ốc. Hoặc quá trình ăn mòn ngay trên miệng ốc gây mỏng nắp miệng. 

+ Ký sinh trùng nội sinh: Giun tròn, sán lá ký sinh, trùng lông, đỉa,… Biểu hiện của ốc bị bệnh này là chậm lớn, hoạt động chậm chạp, chết rải rác, thịt mềm nhão. Nếu là sán, đỉa có thể quan sát bằng mắt thường/loại ký sinh trùng nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi. 

- Nguyên nhân:  

+ Môi trường nước bị ô nhiễm, đáy ao nhiều bùn dẫn đến ký sinh trùng ngoại sinh phát triển, mật độ ốc nuôi quá dày dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp, ốc ít di chuyển. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập, bám vào ốc và gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc. 

+ Ký sinh trùng xâm nhập trực tiếp từ môi trường nước và thức ăn. Đặc biệt khi môi trường nước bị ô nhiễm, thức ăn cho xuống ao bị nhiễm mầm bệnh, sức đề kháng yếu dẫn đến ốc chết phân hủy phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi xung quanh. 

- Phòng và trị bệnh: 

+ Cải tạo ao thật kỹ và khử trùng định kỳ trong thời gian nuôi để diệt các mầm bệnh ký sinh trùng. 

+ Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao. 

+ Hút bỏ bùn đáy ao hoặc xả đáy 20 - 30% nước định kỳ. 

+ Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh, định kỳ 1 - 2 lần/tuần để xử lý chất hữu cơ ở đáy ao, cải thiện môi trường. 

+ Hiện nay vẫn chưa có cách đặc trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở ốc. Do đó người nuôi cần theo dõi phát hiện bệnh sớm, nhặt ốc chết và thay nước thường xuyên. 

Bệnh sưng vòi  

- Triệu chứng: Ốc bị sưng vòi thường bơi chậm chạp nổi trên mặt nước, vòi bị sưng và thâm, bơi nghiêng hoặc ngửa trên mặt nước.  

- Nguyên nhân: Chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vô ao. Đặc biệt là chất hữu cơ ở đáy ao tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm phát triển nhanh.  

- Phòng, trị bệnh:

+ Xử lý môi trường nước, kiểm tra các thông số môi trường trước khi thả giống nuôi.  

+ Mật độ nuôi phù hợp, giá thể chỉ nên chiếm từ 25 - 30% diện tích mặt nước.  

+ Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 7 - 10 ngày/lần bằng nano bạc với mục đích phòng các bệnh do vi khuẩn.  

Bệnh mòn vỏ 

- Triệu chứng: Ở phần đuôi ốc sẽ thấy các rãnh nhỏ và lỗ thủng. Mài ốc bị mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho ốc, ốc bỏ ăn, chậm lớn, còi cọc. 

- Nguyên nhân:  

+ Cho ốc ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng. 

+ Môi trường ao nuôi bị thiếu khoáng Canxi.  

Bệnh mòn vỏ, mòn đít ít khi xuất hiện khi ốc được nuôi trong ao đất tự nhiên do bùn khoáng và hệ hữu cơ nhiều. Tuy nhiên bệnh dễ xuất hiện khi ốc được nuôi trong môi trường nhân tạo nuôi bể bạt. 

- Phòng, trị bệnh:  

+ Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị. 

+ Thay nước 20 - 30% mỗi ngày, liên tục 3 – 5 ngày. 

+ Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý định kỳ 3 ngày/lần để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi cho đến khi môi trường nước được ổn định trở lại. 

- Bổ sung một số loại khoáng chất với định kỳ 1 - 2 lần/ngày nhằm bổ sung khoáng Ca, Mg giúp ốc nhanh cứng vỏ. 

- Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc.  

Bệnh đỉa ốc 

- Triệu chứng: Ốc bị bệnh thường hoạt động chậm, yếu,…  Quan sát trong nội tạng ốc có đĩa ký sinh trong gan, mang. 

- Nguyên nhân: Do “đỉa ốc” ký sinh. 

- Phòng, trị bệnh: 

+ Định kỳ 10 - 15 ngày vào mùa mưa hoặc 25 - 30 ngày vào mùa nắng nên dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) ngâm lấy nước trong tạt đều khắp ao một lần, liều lượng từ 1 - 2 kg/100m3 nước. 

+ Diệt khuẩn bằng nano bạc 1mL/m3 nước ao nuôi.  

Bệnh nghiêng mình 

- Triệu chứng: Ốc nổi nghiêng mình (đơ) trên mặt nước, ít di chuyển. 

- Nguyên nhân: Môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, vật chất hữu cơ tích tụ nhiều trong ao. 

- Phòng, trị bệnh: 

+ Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị. Tránh để những con ốc bị bệnh nhả ra nhiều nhớt trắng trong ao, chúng sẽ lây lan bệnh khắp cả ao. 

- Tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút. 

- Thay nước 20 - 30% mỗi ngày, liên tục 3 – 5 ngày. 

- Kết hợp diệt khuẩn môi trường nước bằng BKC 5ml/10 m3

- Sau khi diệt khuẩn nên sử dụng chế phẩm vi sinh để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi. 

Bệnh do vi khuẩn, nấm, tảo 

- Triệu chứng:  

+ Nước có màu xanh lam (mật độ tảo lam cao).

+ Ốc bò chậm chạp, leo lên bờ hoặc lên thành bờ ao.

+ Ốc nghiêng mình, bỏ ăn hoặc ăn ít.

+ Ốc chết rải rác hoặc hàng loạt, bị ăn mòn vỏ. 

- Nguyên nhân:  

+ Chủ yếu do nguồn nước không được xử lý kỹ.

+ Ngoài ra, lây từ các động vật mang mầm bệnh như chim, chuột,… hoặc các dụng cụ thu bắt ốc bị nhiễm khuẩn, xác động vật chết, thức ăn dư thừa,…

- Phòng, trị bệnh:

+ Đối với bệnh do vi khuẩn ngoài xử lý nước ban đầu bà con thay nước, sục oxy đáy ao định kỳ. Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (Probiotics) tạt định kỳ 1 - 2 lần/tuần để cung cấp số lượng vi sinh lớn, xử lý bùn bẩn đáy ao, cải thiện môi trường, hạn chế ký sinh trùng, vi khuẩn phát triển.  

+ Đối với ao có mật độ tảo cao, cần thực hiện cắt tảo bằng các loại hóa chất như BKC, Bronopol,... sau đó bổ sung vi sinh. 

* Lưu ý: Khi cắt tảo, cần đánh chế phẩm sinh học vi sinh vào 5 - 6 sáng, vì khi cắt tảo sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan. Nhiệt độ càng cao, nồng độ oxy hòa tan càng thấp, nếu cắt tảo vào lúc trời nóng hoặc trưa, ốc sẽ bị thiếu oxy, thời điểm trưa nóng nồng độ oxy thường rất thấp.

Đăng ngày 19/07/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 14:14 05/12/2023

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 10:36 04/12/2023

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi là một yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Ngoài ra các ion khoáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của chúng.

Ao nuôi
• 10:21 01/12/2023

Đánh vi sinh vào buổi sáng và buổi tối khác nhau như thế nào?

Vi sinh hỗ trợ rất nhiều cho ao nuôi tôm. Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng vi sinh đúng cho từng mục đích đang được rất nhiều bà con quan tâm đến. Chính vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về thời gian đánh vi sinh sao cho tương ứng với công dụng mong muốn nhé!

Đánh vi sinh cho ao nuôi
• 14:00 30/11/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 02:09 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 02:09 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 02:09 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:09 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 02:09 06/12/2023