So với nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, bà con thường sử dụng ao nuôi có diện tích nhỏ ≤ 1.500 m2, ao chìm hoặc nổi, hình tròn hoặc hình vuông, ao được lót bạt bờ, bạt đáy, đáy ao có hố xi phông chủ động loại bỏ thất thải, vỏ tôm, thức ăn dư thừa ra khỏi ao nuôi, hạn chế khí độc hình thành và vượt ngưỡng. Ngoài ra, nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, có thêm các ao xử lý, ao sẵn sàng, ao ương, ao xử lý nước thải…Ao có hệ thống oxy đáy hỗ trợ ngoài hệ thống quạt nước cánh quạt thông thường, ao có hoặc không có lưới lan che phía trên nhằm điều tiết nhiệt độ…
Mật độ ương, nuôi, công nghệ trên thường dày. Trong giai đoạn ương, thường mật độ 1.000 – ≥ 4.000 post/m3. Thời gian ương 15 – 20 ngày, sau đó san, chuyển tôm giống sang ao khác, thực hiện giai đoạn tiếp theo. Tuỳ theo giai đoạn nuôi, mật độ dao động 700 – 200 con/m2, nuôi 2 – 3 tháng thu hoạch. Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất, bà con thường sử dụng ao có diện tích 2.000 – 3.000 m2. Thường bà con không lót bạt bờ, không lót đáy hoặc đáy lót lưới. Thường thả nuôi trực tiếp từ giai đoạn Postlarvae, mật độ thả nuôi ≤ 150 – 100 con/m2, không che lưới.
Nuôi tôm trong ao đất, bà con thường gặp một số hạn chế như mật độ thả thưa, khó chăm sóc quản lý do diện tích rộng, không có hệ thống các ao như ao lắng, ao sẵn sàng hỗ trợ. Sản lượng không cao, do thả mật độ thưa…Bên cạnh hạn chế, bà con sẽ đối diện một số nguy cơ như ao đất dễ bị xói mòn, sạt ở, tốn kém nhiều chi phí gia cố. Ao thường xuất hiện rò rỉ lỗ mọi, ngoài việc gây thất thoát tôm nuôi, lỗ mọi là nơi địch hại, mầm bệnh, xâm nhập vào ao nuôi gây thiệt hại cho đàn tôm trong ao, gây lây nhiễm bệnh giữa các ao nuôi. Ao nuôi dễ nhiễm phèn, kim loại nặng, nhất là nuôi tôm trong mùa mưa, do nước mưa rửa trôi phèn trên bờ mang xuống ao nuôi, do thẩm thấu phèn từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi, do lỗ mọi đưa phèn bên ngoài vào, do đào ao sâu gây xì phèn đáy ao...
Ao nuôi đất cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn
Ao đất nuôi nước ao thường đục, do tôm hoạt động, làm nền đáy bị xáo trộn, gây khó khăn khi tôm bắt mồi, dễ gây dư thừa thức ăn do thức ăn bị bùn vùi lấp, gây thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khoẻ, tăng trưởng tôm nuôi. Tôm thường phân đàn, dễ hư đường ruột. Thức ăn dư thừa, xác vỏ tôm, phân tôm, chất lơ lửng lắng tụ, phù sa…hình thành nên chất hữu cơ tích tụ nơi đáy ao. Kiểm soát quá trình hình thành chất hữu cơ, quá trình phân huỷ chất hữu cơ hình thành khí độc và quản lý khí độc như NH3, NO2, H2S trong ao đất gặp nhiều khó khăn.
Do chất hữu cơ tích luỹ liên tục và phân huỷ mạnh, nên hàm lượng các khí độc này sinh ra liên tục, biến động theo chiều hướng tăng, dễ vượt ngưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến tôm, gây ảnh hưởng làm tôm chậm tăng trưởng, tôm khó khăn khi lột vỏ, lâu cứng vỏ, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Các thông số môi trường khác như pH, độ kiềm…thường xuyên biến động, khó kiểm soát do chịu tác động từ thời tiết, khí hậu…Tôm rất khó về size lớn do quá trình nuôi gặp nhiều rủi ro, sự cố.
Lót bạt bờ ao, giúp bà con hạn chế việc rửa trôi phèn trên bờ xuống ao nuôi, hạn chế lỗ mọi, hạn chế sạt lở, hạn chế thẩm thấu phèn từ bên ngoài vào ao nuôi, hạn chế địch hại và mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi, giúp bà con tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian xử lý những sự cố trên. Thiết kế hố xi phông trong ao đất, được kết nối bằng ống nhựa với máy hút được đặt trên bờ, 5 - 7 ngày tùy theo mức độ tích tụ chất hữu cơ, bà con tiến hành xi phông, để máy hút chất thải ra ngoài ao chứa thải, giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi, kiểm soát quá trình hình thành chất hữu cơ nơi đáy ao, kiểm soát hàm lượng khí độc.
Bùn dưới đáy ao gây ra nhiều khí độc ảnh hưởng đến tôm. Ảnh: ST
Việc hút thải thông qua hố xi phông nơi đáy ao rất thuận lợi, tôm nuôi hạn chế gặp các vấn đề dịch bệnh, khí độc được kiểm soát, thay nước dễ dàng, nước ao trong hơn, chi phí đầu tư mùa vụ nuôi thấp hơn so với các ao đất khác không có hố xi phông. Chủ động nuôi nước trước khi nuôi tôm, thông qua việc nuôi sẵn cá phi, rong đuôi chồn, cá măng, cá đối… trong ao chứa lắng. San, chuyển tôm giản thưa mật độ, để nuôi tôm về size lớn. Với ao bạt, nuôi công nghệ cao đây là công đoạn bắt bắt buộc trong quy trình nuôi. Với ao đất, nếu không san, chuyển ao, rất khó nuôi về size lớn do rủi ro thường xuyên. San tôm cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ao mới, đảm bảo chất lượng nguồn nước, các thông số môi trường ao mới tương đồng ao gốc. Lựa chọn thời điểm sáng sớm, chiều mát san tôm, lựa chọn thời điểm tôm khoẻ, thời tiết khô ráo, thuận lợi
Với những cải tiến đơn giản trên, đối với ao đất nền đáy ao nuôi sạch hơn, không bị tích tụ chất hữu cơ, hạn chế khí độc vượt ngưỡng, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại vào ao nuôi, gây ảnh hưởng đến tôm. Chi phí làm xi phông giá thành rẻ, góp phần giảm chi phí sử dụng hóa chất để xử lý nền đáy, giảm lượng tôm bệnh. Nuôi tôm về size lớn an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi.