Một số cảnh báo và biện pháp phòng trị bệnh trên tôm nuôi đầu vụ

Trong nuôi tôm thương phẩm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung thì công tác phòng trị bệnh là một công tác rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cả một vụ nuôi. Trong đó, khâu phòng bệnh là chính, khi dịch bệnh xảy ra thì công tác điều trị rất tốn kém và thường không mang lại hiệu quả, thậm chí còn ảnh hưởng đến các vụ nuôi kế tiếp và môi trường nuôi xung quanh.

Một số cảnh báo và biện pháp phòng trị bệnh trên tôm nuôi đầu vụ
Khâu cải tạo ao cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh cho tôm nuôi.

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) về công tác quan trắc môi trường nuôi ven sông Hiền Lương nhằm phát hiện sớm một số vi khuẩn, virut gây bệnh để thông tin, cảnh báo cho người nuôi ven sông Hiền Lương và vùng nuôi tôm trên cát ven biển huyện Vĩnh Linh, Gio Linh. 

Kết quả quan trắc môi trường trong ba tháng đầu năm có một số nhận xét như sau:

Mật độ Vibrio tổng số trong các mẫu thu đều có nhưng thấp hơn giới hạn cảnh báo.

Các mẫu thu được đều phát hiện có loài tảo độc hại Rhizosolenia alataProrocentrum lima nhưng đều thấp hơn giới hạn cảnh báo.

Hàm lượng vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại trong môi trường nước ven sông Hiền Lương, đặc biệt vi khuẩn AHPND gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi luôn hiện diện và chờ cơ hội thuận lợi sẽ bùng phát bệnh. Bên cạnh đó, các loài tảo độc gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi, mặc dù với mật độ chưa cao, nhưng nếu không xử lý kỹ, khi vào môi trường ao nuôi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh gây các bệnh về đường ruột cho tôm nuôi.

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện lần đầu tiên tại các vùng nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm. Bệnh gây chết trên tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng ở giai đoạn 15 - 40 ngày tuổi sau khi thả nuôi với các triệu chứng điển hình như tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn hoặc teo, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80% gây thiệt hại trên diện rộng. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Hội chứng gan tụy cấp (AHPND) được công bố và người nuôi tôm đã hiểu rõ tác nhân gây bệnh cũng như các giải pháp phòng ngừa, nhưng đây vẫn là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.

Nhìn chung, môi trường nước ven sông Hiền Lương để dùng cho nuôi tôm thương phẩm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung cần phải có một số giải pháp phòng bệnh triệt để, đảm bảo cho một vụ nuôi thắng lợi. Nhằm ngăn chặn hiệu quả các loại dịch bệnh trên tôm, đặc biệt để phòng trị bệnh hoại tử gan tụy ngay đầu vụ nuôi, Trung tâm Giống thủy sản đề nghị người nuôi nên thực hiện một số giải pháp sau:

1. Cải tạo ao:

Ao nuôi nên được vét bùn, rửa sạch và phơi ao từ 15 - 20 ngày nắng, bón vôi với liều lượng 100kg - 120kg/1000m2.  Những ao đã bị dịch hoặc nằm trong khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao nên phun khử trùng khu vực nuôi tôm (đáy ao, bờ ao, nhà bảo vệ,…) bằng dung dịch Chorine 50ppm.

2. Lấy nước và xử lý nước:

Lấy nước vào ao nuôi (qua túi lọc) đạt từ 1,3 -1,5m, tiến hành chạy quạt liên tục 03 ngày cho trứng cá và giáp xác nở.

Xử lý Chlorine nồng độ 30ppm (30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp và diệt khuẩn nước ao. Chlorine với nồng độ trên sẽ diệt sạch các vật chủ trung gian truyền bệnh, các loài tảo độc và các vi khuẩn gây bệnh.

Chạy quạt liên tục trong thời gian xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao.

Trong quá trình nuôi không nên cấp nước chưa qua xử lý, nên cấp nước đã xử lý từ ao chứa sang ao nuôi.

3. Chọn giống:

Chọn con giống ở các cơ sở có uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Quan sát bằng cảm quan: Kích cỡ đồng đều, ruột đầy thức ăn, hoạt động nhanh nhẹn, không dị hình, hình dáng cân đối, râu thẳng kéo dài đến đuôi, có màu sáng trong, thức ăn đầy ruột.

Khi chọn được bể tôm có chất lượng tốt bằng cảm quan, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản: Xét nghiệm tôm giống không nhiễm các bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), hoại tử dưới vỏ (IHHNV), và bệnh hoại tử cơ (IMNV); tôm Sú giống cần kiểm tra thêm bệnh MBV (mức độ cảm nhiễm MBV từ 5 - 10% có thể thả nuôi được).

4. Một số điều chú ý trong quá trình nuôi:

Hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào cơ sở nuôi;

Người chăm sóc quản lý cơ sở nuôi tuyệt đối không đi vào các ao nuôi, vùng nuôi có tôm đang bị dịch bệnh;

Định kỳ khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng;

Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chủ trung gian truyền bệnh như: Cua, Còng... Căng lưới để chống chim.

Duy trì mức nước trong ao từ 1,2 - 1,5m để nhiệt độ ao nuôi luôn ổn định. Định kỳ bón vôi cho ao từ 10kg - 15kg/1.000m2 nhằm ổn định độ kiềm và PH ao nuôi.

Dùng chế phẩm sinh học định kỳ để cải thiện môi trường ao nuôi, kiểm soát mật độ tảo, giảm hàm lượng khí độc và kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi.

Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng Vitamin, bổ gan, men tiêu hóa.

Giám sát môi trường nước liên tục và theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm hàng ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nhằm có các biện pháp xử lý thích hợp.

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị
Đăng ngày 05/04/2019
Nguyễn Hữu Vinh
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 06:59 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 06:59 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 06:59 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:59 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 06:59 24/04/2024