Một số lưu ý khi trồng đậu nành rau

Cùng với cây bắp, đậu nành rau là một trong những loại cây được nông dân trồng luân canh hoặc thay thế cho cây lúa. Để trồng đậu nành rau đạt năng suất cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau.

Đậu nành rau
Nên thu hoạch đậu nành rau khi trái vừa vào chắc 80 - 90%

1. Chuẩn bị đất trước khi gieo

Cây đậu nành rau có khả năng chịu hạn nhưng sợ ngập úng. Đậu nành rau chỉ chịu được úng trong thời kì cây con trước khi ra hoa. Do đó trong quá trình chuẩn bị đất nên cuốc đánh rãnh thoát nước quanh bờ ruộng, mỗi rãnh cách xa nhau 3 – 5 m, sâu 30 cm, rộng 20 cm để giúp cho việc thoát nước nhanh khi mưa nhiều, không để đọng nước trên ruộng.

3. Mật độ trồng và kỹ thuật gieo hạt

Để cho cây đậu nành rau phát triển cân đối, có khả năng chống đổ ngã, chống sâu bệnh tốt, rất cần gieo hạt với mật độ tối ưu. Vụ Hè Thu thời tiết mưa nhiều nên gieo thưa với mật độ 25 - 30 cây/m2 (50 cm x 20 cm). Lượng giống dùng từ 100 - 120 kg/ha (tỷ lệ nảy mầm đạt trên 70%).

Trong quá trình gieo hạt, không nên để hạt vùi lấp sâu trong đất (không quá 1,5 cm), đảm bảo nền đất gieo đủ ẩm (70 – 80%), không gieo trên nền đất quá ướt. Tránh gieo hạt vào những ngày có mưa, bão.

Nên khử nấm bệnh lưu trên hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm như Vatino super, Norshield.. Bởi vì khi gieo hạt giống xuống ruộng, có những hạt mang mầm bệnh vẫn hút no nước và căng mọng, thế nhưng không thấy chúng mọc cây, sau một vài ngày thì thấy có một lớp nấm mốc bao quanh và thối đi, như thế sẽ không đảm bảo được mật độ trồng trên ruộng.

4. Chăm sóc

4.1. Làm cỏ: Làm cỏ có thể kết hợp với các lần bón phân và vun gốc đậu.

Trước hoặc sau khi xuống giống 1 -2 ngày, làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ diệt mầm Dual Gold, Dual… Sau đó, từ 14-18 ngày sau khi gieo, nếu có cỏ (từ 3-6 lá), nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ hậu diệt mầm Onecide, Targa Super... Chú ý những giai đoạn sau không nên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, chỉ làm cỏ bằng tay.

4.2. Tỉa dặm: Sau khi xuống giống từ 5-7 ngày cây đã lên khỏi mặt đất (cây được 1 -2 lá thật), cần quan sát nhổ cây con chỗ dầy, dặm lại những nơi cây không lên để đảm bảo mật độ trồng, nên dặm vào buổi chiều mát.

4.3. Tưới nước: Đậu nành cần cung cấp nước đủ ẩm để sinh trưởng tốt, tuy nhiên tránh để ruộng bị ngập úng. Khi trồng trên đất lúa, bà con có thể áp dụng biện pháp tưới tràn bằng cách cho nước vào ngập ruộng từ 2 – 3 cm và khoảng hơn một giờ sau đó thì rút cạn hết nước ra. Đây phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm giúp cho ruộng đậu luôn giữ được độ ẩm, mặt đất không bị đóng váng, hạn chế công lao động và tiết kiệm chi phí tưới nước. Kết hợp cho nước vào ruộng ở mỗi đợt bón phân giúp cho cây đậu rau phát triển tốt.

4.4. Phòng chống đỗ ngã khi mưa bão: Sau khi mưa bão vừa tan, cố gắng thoát nước kịp thời không để úng, ngập quá 24 giờ.

4.5. Phòng trừ sâu, bệnh hại:

Sâu, bệnh hại đậu nành rau vụ Hè Thu cơ bản là: sâu hại cây con, sâu hại lá (dòi đục lá) và sâu đục hoa quả, bệnh héo xanh, lở cổ rễ và bệnh xoăn lá do virus.

Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh kịp thời. Nếu có xuất hiện phòng trừ như sau:

+ Giai đoạn sau gieo đến trước khi ra nụ: có thể kết hợp bắt tay diệt ổ trứng, sâu non hoặc phun thuốc nếu ở ngưỡng gây hại bằng thuốc trừ sâu đặc trị cho từng đối tượng.

+ Giai đoạn 50% nụ hoa: phun phòng trừ sâu ăn nụ hoa.

+ Giai đoạn ngay sau khi tắt chùm hoa ngọn: phun kép 2 lần phòng trừ sâu đục trái, cách nhau 5-7 ngày/lần.

+ Giai đoạn 50% quả đĩa (trái bồ kết): phun 3 lần trừ bệnh thối trái bằng các loại thuốc trừ nấm, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Chú ý: Do đậu nành rau là loại cây lấy trái tươi nên khuyến sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và nếu sử dụng thuốc hóa học thì phải nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cách ly đúng số ngày ghi trên nhãn thuốc.

5.  Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch khi trái đậu nành rau vừa vào chắc 80 - 90%. Tùy vào giống có thể thu hoạch lúc cây được 65- 70 ngày tuổi. Khi thu hoạch phải để đậu ở nơi râm mát, không làm xây xát, dập nát, gãy trái và chở đến nơi thu mua trong vòng 2 giờ. Vì đây là đậu ăn trái cần thu hoạch và vận chuyển càng nhanh càng tốt, tránh để đậu ngoài nắng và thu hoạch kéo dài, trái sẽ bị xuống màu.

Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu
Đăng ngày 07/01/2020
Dung Ngọc
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 08:12 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 08:12 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 08:12 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 08:12 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 08:12 08/11/2024
Some text some message..