Một số lưu ý khi ứng dụng công nghệ Bio-floc nuôi cá rô phi

Ứng dụng Công nghệ Bio-floc trong nuôi trồng thủy sản được coi là một hướng đi mới, dựa trên nguyên lý bổ sung nguồn cacbon theo một tỷ lệ phù hợp với lượng nitơ sẵn có trong nước ao để làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng có trong ao, tạo điều kiện cho nhóm này phát triển chiếm ưu thế trong ao.

Cá rô phi
Cá rô phi

Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ trong nước ao thành protein trong sinh khối, nhờ đó tái sử dụng được nguồn nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao và chuyển hóa thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá. 

Công nghệ Bio-floc trong nuôi cá rô phi giúp giảm lượng thức ăn hàng ngày từ 20 – 30%, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giảm xuống chỉ còn 1,1 – 1,2, cá sinh trưởng phát triển nhanh, kích cỡ thu hoạch đồng đều. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ này trong nuôi thương phẩm cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Hệ thống nuôi 

Hệ thống điện, máy phát: Ao nuôi phải có hệ thống điện ổn định hoặc máy phát có công suất đủ lớn để đảm bảo cho hệ thống cung cấp ô-xy của ao nuôi được vận hành 24/24 giờ. 

- Ao nuôi:  

+ Hình tròn hoặc hình vuông có các góc tròn, diện tích từ 1.000 - 2.000 m2 để dễ quản lý.  

+ Ao bê tông hoặc lót bạt HDPE xung quanh bờ và đáy ao, nước trong ao luôn đảm bảo độ sâu trên 1,5 m.  

+ Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Nước cấp vào ao cần qua lưới chắn để loại bỏ trứng, ấu trùng và các động vật gây hại cho cá. 

Cá rô phiCông nghệ Bio-floc trong nuôi cá rô phi giúp giảm lượng thức ăn hàng ngày từ 20 – 30%

Hệ thống quạt nước và sục khí: Nên lắp 1 – 2 quạt nước (8 – 12 cánh quạt) và 1 – 2 máy sục khí cho mỗi ao. Máy sục khí được gắn với hệ thống đường ống cấp khí tới đá bọt. Mật độ đá bọt trung bình là 1 quả cho 4 m2 ao, đá bọt được bố trí cách đáy ao 15 cm đảm bảo khi đá bọt hoạt động sẽ tạo nên dòng chảy, tăng cường đối lưu nước ở khu vực giữa ao. 

Tạo và duy trì floc 

Cần bổ sung nguồn cacbon để duy trì tỷ lệ C/N trong ao là 12/1.  

Ban đầu cần chuẩn bị dung dịch Biofloc bằng cách pha 1% thức ăn cá và 1% chế phẩm sinh học chủng Bacillus sp vào nước sạch. Tiến hành sục khí, khuấy đảo nước liên tục trong 24 - 48 giờ, duy trì pH từ 6 - 7,2 để quá trình lên men diễn ra nhanh.  

Có thể tạc Biofloc với lượng 10 lít/1.000 m3/ngày, trong 30 ngày liên tục từ khi thả giống để kích thích sự hình thành Biofloc. Định kỳ 1 tuần/lần bổ sung cacbon như rỉ mật đường, cám gạo,... và Biofloc để duy trì hàm lượng floc trong ao khoảng từ 10 – 20 ml/l. 

Thả giống 

Mật độ cá thả 5 - 6 con/m3, nên thả cá kích cỡ từ 5 – 10 g/con. 

Cá giống phải có nguồn gốc ràng, kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị nhiễm mầm bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp.Aeromonas sp. 

Cho ăn và quản lý thức ăn 

Cho cá ăn bằng thức ăn viên công nghiệp 2 lần/ngày.  

Khi bắt đầu chu kỳ nuôi, khẩu phần ăn là 6 – 8%, sau đó giảm dần ở những tháng tiếp theo đến 2% trước khi thu hoạch. 

Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn, sức khỏe của cá và điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh lãng phí thức ăn và tận dụng tối đa lợi ích của floc.  

Mỗi tuần ngừng cho ăn 1 ngày để kích thích cá sử dụng sinh khối biofloc trong ao làm thức ăn. 


Kích cỡ cá (g/con)Hàm lượng đạm trong thức ăn (%)Lượng thức ăn ( % trọng lượng cá/ngày) 
5-1030 - 356 - 8
10-10028 - 305 - 6
100-20026 - 284 - 5
200-50022 - 243 - 4
Trên 50018 - 202 - 3


Quản lý môi trường ao nuôi 

Hàng tuần kiểm tra chất lượng nước và đo hàm lượng floc trong ao nuôi. Sử dụng phễu Imhoff để đo hàm lượng floc, lấy 1 lít nước ao nuôi, để lắng 30 phút, đo thể tích floc lắng dưới đáy phễu, thể tích floc duy trì ở mức 10 – 20 ml/1 là phù hợp. 

Cá rô phi Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn, sức khỏe của cá

Khi hàm lượng floc thấp, cần bổ sung thêm nguồn cacbon và chế phẩm sinh học để duy trì hàm lượng floc trong ao. 

Trong 2 tháng nuôi đầu chỉ chạy máy quạt nước và sục khí khi bổ sung rỉ đường và biofloc mồi. 

Từ tháng nuôi thứ 3 cần sử dụng cả sục khí và quạt nước 24 giờ/ngày cho đến thi thu hoạch để duy trì hàm lượng ô-xy trên 4mg/lít và đảm bảo biofloc lơ lửng trong nước.  

Hàm lượng tổng amoni (TAN) cần được duy trì ở mức dưới 0,5mg/l, khi TAN tăng cao, cần phải bổ sung cacbon. Trong quá trình nuôi không cần thay nước, chỉ cần bổ sung lượng nước bị thất thoát nitơ. 

Duy trì mực nước ao nuôi từ 1,5 m trở lên. 

Đăng ngày 26/12/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 02:09 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 02:09 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 02:09 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 02:09 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 02:09 04/12/2024
Some text some message..