Một số lưu ý nhằm hạn chế dịch bệnh và nâng cao hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn

Để đáp ứng nhu cầu lươn thương phẩm ngày càng tăng, hiện nay phong trào nuôi lươn phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, với nhiều hình thức nuôi khác nhau, mô hình nuôi lươn không bùn là hướng đi mới nhận được sự quan tâm của người nuôi do khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn truyền thống, cũng như khả năng thâm canh cao, đáp ứng đươc nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Sàn ăn của lươn
Hình1: Sàn ăn của lươn

Mô hình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng bên cạnh những ưu điểm như theo dõi được số lượng, tình hình tăng trưởng, tốc độ bắt mồi, ….của lươn để người nuôi kịp thời xử lý. Thì do hình thức nuôi mật độ cao, ăn thức ăn tươi sống nên dễ gây ô nhiễm môi trường và xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi.

Sau đây là một số lưu ý trong quá trình nuôi lươn để hạn chế dịch bệnh nâng cao hiệu quả kinh tế:

1. Về con giống

Có thể sử dụng lươn thu gom từ tự nhiên, hoặc sản xuất bằng phương pháp bán nhân tạo (hiện nay khá phổ biến), tuy nhiên nên lưu ý cần lưu ý nguồn gốc để tránh mua phải lươn kích điện hay nhử mồi thuốc (tỷ lệ sống rất thấp), tốt nhất nên mua lươn ở những cơ sở uy tín đã qua thuần dưỡng, kích cỡ đồng đều và không bị xây xát, mô hình nuôi con giống bán nhân tạo tỷ lệ hao hụt rất thấp và kích cỡ lươn nuôi đồng đều hơn.

Mật độ thả nuôi thích hợp từ 200-240con/m2. Trước khi thả vào bể lươn phải được sát trùng bằng tắm nước muối nồng độ 3-5%o trong thời gian 15 phút. Giai đoạn mới thả giống lươn bỏ ăn do môi trường thay đổi đột ngột, do vậy phải ngưng cho lươn ăn 3-4 ngày, dùng vitamin C pha loãng tạt vào bể.

2. Về chăm sóc và quản lý

*Cho ăn:

Trong quá trình chăm sóc phải nắm vững quy tắc 4 định( định chất, định lượng, định thời gian và định vị trí) Để điều chỉnh thức ăn một cách hợp lý

Do lươn có tập tính ăn đêm nên bắt mồi mạnh vào lúc chiều tối, tuy nhiên để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý có thể tập cho lươn ăn vào ban ngày. Quan sát lươn bắt mồi để có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và với thức ăn thừa sau khi cho ăn 1 giờ để hạn chế ô nhiễm nước.

Chú ý: do lươn có tính lựa chọn thức ăn rất cao, khi đã quen với loại thức ăn nào thì việc đổi loại thức ăn khác là rất khó. Do đó khi chuyển đổi thức ăn không nên thay đổi đột ngột làm lươn ăn kém, thậm chí bỏ ăn và rất dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nên trong quá trình nuôi nếu chuyển đổi thức ăn phải chuyển đổi từ từ để lươn làm quen và thích nghi với thức ăn mới, kèm theo bổ sung men tiêu hóa trong quá trình chuyển đổi.

* Thay nước:

Do nuôi với hình thức thâm canh và đặc điểm là loài thủy sản có da không vảy nên lươn rất mẫn cảm với chất lượng nước của môi trường sống. Vì thế phải thay nước bể lươn mỗi ngày (100%) sau khi cho lươn ăn 2 - 3 giờ để giữ nước bể nuôi luôn sạch. Nguồn nước không nhiễm thuốc BVTV, nước thải sinh hoạt, hóa chất công nghiệp; PH 6,5-8. Luôn duy trì mực nước trong ao khoảng từ 30 - 35 cm vừa ngập các giá thể. 

3. Về phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh: đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất do lươn được nuôi với mật độ cao, chất thải của lươn và thức ăn dư thừa làm môi trường nước mau ô nhiễm, nguy cơ phát sinh bệnh rất cao. Vì thế,  định kỳ cần sát trùng bể bằng Iodine (nồng độ 1 ppm) để hạn chế mầm bệnh và sỗ giun cho lươn bằng các sản phẩm trị nội ký sinh (2 tuần/lần). Nên bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, Premix khoáng để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho lươn nuôi, đồng thời cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, giữ vệ sinh bể nuôi và thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn để có biện pháp điều trị thích hợp khi dịch bệnh xảy ra.

* Trị một số bệnh thường gặp:

-Bệnh tuyến trùng: do lươn ăn thức ăn tươi sống nên thường xuyên bị ký sinh đường ruột đặc biệt là tuyến trùng. Khi bị ký sinh nặng, ruột lươn phình to, rối loạn tiêu hóa, hậu môn sưng đỏ, lươn hoạt động yếu, kiệt sức dần và chết. Điều trị: sử dụng các sản phẩm sỗ nội ký sinh như Vime-Clean (10g/40kg lươn) trộn vào thức ăn cho lươn ăn liên tục 3 - 5 ngày và định kỳ sỗ giun cho lươn 2 tuần/lần.              

- Bệnh sốt nóng: do thả nuôi với mật độ dày, lươn quấn lấy nhau nên tiết nhiều nhớt; khi nhiệt độ nước trong bể tăng cao, nhớt lươn bị lên men làm môi trường nước bị ô nhiễm dẫn đến oxy hòa tan sụt giảm, lươn treo đầu, đầu lươn phồng to và chết hàng loạt. Điều trị: san thưa bể lươn, thay nước kết hợp với việc sử dụng Vitamin C Antistress (1g/2kg thức ăn) để chống sốc cho lươn.

- Bệnh đóng dấu (lở loét): do ký sinh trùng và vi khuẩn bám vào chỗ xây xát phát triển những vết loét lớn hình đồng tiền hay hình bầu dục. Khi bệnh nặng, đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, lươn thường ngoi lên khỏi mặt nước để thở, yếu dần và chết.

Điều trị: sử dụng Vimefenfish 500 (1mL/25kg lươn) để phun toàn bể  kết hợp sử dụng kháng sinh Trimethoprim hoặc Sulfamidine (5g/1kg thức ăn) trộn vào thức ăn cho lươn ăn liên tục 5 - 7 ngày và bôi thuốc tím trực tiếp vào vết loét.

- Bệnh nấm thủy mi: do nấm kí sinh trên mình lươn, nấm là những đốm trắng giống như bông gòn bám chặt vào da lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Điều trị: xử lý nước bằng Cenplex Cu (10g/m3 nước) trong bể nuôi lươn. Xử lý lần đầu nấm sẽ rơi rụng ra, liên tục vài lần lươn sẽ dần liền vết ghẻ.

Sở NN Nghệ An, 23/08/2016
Đăng ngày 31/08/2016
Phan Thị Tư Lan- Trạm khuyến nông Yên Thành
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Sử dụng thuốc cho gan và hệ tiêu hóa tôm hiệu quả

Để tôm có thể phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng và hấp thu tốt, người nuôi thường sử dụng các loại thuốc thủy sản giúp hỗ trợ cũng như điều trị cho tôm. Gan và hệ tiêu hóa là hai bộ phận gần như được quan tâm nhất khi nhắc đến các chất dinh dưỡng bổ sung cho tôm. Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 26/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 02:30 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 02:30 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 02:30 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 02:30 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 02:30 29/03/2024