Một số lưu ý nuôi ghép cua đồng và cá chạch đồng

Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Mỏ Cày Bắc xây dựng mô hình nuôi cua đồng và cá chạch đồng trong ruộng lúa tại xã Tân Phú Tây với diện tích 0,3ha, trong đó diện tích ao nuôi là 0,1ha, ruộng nuôi 0,2ha. Kết quả bước đầu đã giúp người dân tăng thu nhập, thoát nghèo.

nuoi cua dong
Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị ruộng nuôi

Cua đồng và cá chạch đồng có đặc điểm chung là hoạt động về đêm, không thích ánh sáng mạnh nên ban ngày chỉ ở trong hang hoặc rúc dưới bùn, ít ra ngoài, chỉ khi trời tối mới ra ngoài kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu của hai loài này là tôm, tép, ốc… Nhiệt độ nước có thể sinh trưởng và phát triển từ 20 - 300C, tốt nhất là từ 25 - 270C, độ pH từ 6,5 - 8. Cá chạch đồng và cua đồng sinh trưởng, phát triển mạnh và sinh sản nhiều từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Để cá chạch đồng và cua đồng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị hao hụt thì phải chuẩn bị ruộng nuôi thật tốt trước khi thả giống.

Bờ ruộng cần chắc chắn, bằng phẳng, giữ nước tốt, cấp thoát nước thuận lợi và xung quanh ruộng nuôi cần được che chắn bằng nylon hoặc lưới cước chôn sâu xuống khoảng 30 - 40cm và cao lên 40 - 50cm tính từ mặt bờ ruộng, bốn góc lượn hình cung để phòng tránh cua và cá chạch đi ra ngoài khi trời mưa làm ngập bờ. Đào mương bao quanh chạy xung quanh ruộng nuôi với kích thước sâu 0,7 -  1m, rộng 0,8 - 1m. Trồng các loại cỏ như: bèo, rau muống, lục bình… khoảng 1/3 diện tích mặt nước để cua và cá chạch trú ẩn khi trời nóng hoặc lạnh. Mặt ruộng cần hơi dốc để thuận tiện cho việc thoát nước và thu hoạch.

Trước khi thả nuôi 1 - 2 tuần, tiến hành tát cạn nước trong ruộng và bón từ 7 - 10kg vôi/100m2, phơi nắng từ 3 - 5 ngày, sau đó thì cho nước vào ao nhưng không tràn lên ruộng, tiến hành gây màu nước bằng cách bón phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du làm thức ăn cho con giống mới thả.

Con giống và thức ăn

Do nguồn giống cua và chạch đồng chủ yếu phụ thuộc vào giống tự nhiên là chính nên khi thả cần lựa chọn kích cỡ giống để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau. Chạch đồng: khỏe mạnh, cỡ đồng đều 150 - 200 con/kg, sáng bóng, không mất nhớt, không bị trầy xước, bơi lội hoạt bát. Cua đồng: khỏe mạnh, cỡ đồng đều 150 - 160 con/kg, không gãy càng, mai sáng bóng, không bị đóng rong. Mùa thả giống thích hợp là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Mật độ thả ghép cua đồng và cá chạch đồng từ 10 - 15 con/m2 (trong đó cua 10 con/m2, chạch 5 con/m2). Thức ăn của cua và cá chạch có thể là thức ăn công nghiệp dạng viên, ngoài ra có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn cám gạo, bột bắp trộn với cá tạp, ốc bươu vàng băm nhỏ… Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Cần lưu ý, sau khi thả giống 2 - 3 ngày thì mới bắt đầu cho ăn.

Quản lý ruộng nuôi

Cua, chạch đều là loài sống chui rúc nên nhu cầu hàm lượng oxy không cần cao. Mực nước trong ruộng nuôi nên duy trì từ 0,1 - 0,2m, tại mương nuôi từ 0,6 - 0,8m. Một tuần đến nửa tháng nên tháo cạn và phơi ruộng cho se mặt khoảng 2 - 3 ngày sau đó mới cấp nước mới vào. Mục đích giúp cua lột vỏ và phòng bệnh cho cá chạch không bị các mầm bệnh tấn công. Định kỳ 10 - 15 ngày dùng vôi với liều lượng 10 - 20kg/1.000m2 hòa với nước ao để xử lý sát trùng nước, ổn định độ pH ao nuôi và ngăn ngừa các loại bệnh ký sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cua, chạch. Vào đầu mùa mưa hoặc những ngày mưa bão liên tục dùng vôi với liều lượng 10 - 20kg/1.000m2 rải đều khắp bờ ao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ao nuôi như kiểm tra cống thoát nước, lưới rào quanh bờ... đặc biệt là vào những tháng mưa gió và bão lũ kết hợp với việc vệ sinh bờ ao.

Sau 5 - 6 tháng nuôi, khi cá chạch đạt 50 - 55 con/kg, cua đạt 45 - 50 con/kg có thể tiến hành thu hoach. Nếu thu tỉa, đặt rọ có chứa mồi vào vị trí cho ăn vào thời điểm chiều tối hôm trước, sáng hôm sau vớt rọ thu những con đạt, những con nhỏ thả xuống tiếp tục nuôi. Nếu thu toàn bộ cá chạch đồng, trước khi thu hoạch ngừng cho ăn 1 - 2 ngày, rút nước từ từ để cá chạch đồng bơi theo dòng nước, ở chỗ cống thoát nước đặt lưới hoặc rọ để thu hoạch. Khi thu hoạch cần chọn những con to, khỏe hoặc đang mang trứng nuôi tiếp để cho chúng sinh sản lấy giống cho vụ nuôi tiếp theo.

Báo Đồng Khởi, 12/08/2016
Đăng ngày 13/08/2016
Mai Đông Vũ (Trạm Khuyến nông Mỏ Cày Bắc)
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:57 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:57 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:57 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:57 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:57 25/04/2024