Một số mẹo giúp thu hoạch tôm hiệu quả và sinh lời

Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nuôi, thu hoạch tôm là thời điểm được người nông dân mong đợi nhất. Quá trình thu hoạch phải được thực hiện nhanh chóng và đúng kỹ thuật để tránh tác động đến tôm.

Thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm đúng chuẩn giúp nâng cao giá trị thành phẩm và thu nhập cho bà con

Theo dõi tình trạng tôm

Tôm thẻ chân trắng là loài có thời gian sinh trưởng nhanh hơn các loài tôm khác. Do đó, trước khi thu hoạch cần đảm bảo tôm đạt kích thước lý tưởng để có năng suất tốt nhất. 

Bà con cần dựa vào độ cứng, kích cỡ, màu sắc của tôm để quyết định thời điểm thu hoạch phù hợp. Nói tóm lại, có thể dựa theo các tiêu chí sau để quyết định:

- Tôm đang lột vỏ < 5% 

- < 10% tôm có vỏ mềm 

- Tôm có dị hình hoặc dị tật < 5 %

- Có mùi và hương vị chính xác

- Tôm đạt kích thước từ 60 – 80 con/kg

Đảm bảo tôm không bị nhiễm bệnh

Trước khi thu hoạch tôm, người nuôi cần xác định tôm có dấu hiệu bệnh hay không. Có thể quan sát bằng cách xem xét tình trạng thể chất và hành vi của tôm.

Nếu phát hiện tôm bị nhiễm một số bệnh nhất định, nên tiến hành một số biện phòng trị bệnh và điều chỉnh hoạt động thu hoạch để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh trong ao.

Điều chỉnh mực nước ao phù hợp

Việc thực hiện điều chỉnh mực nước trong ao trước khi bắt đầu thu hoạch là điều đầu tiên cần lưu ý. Khi hạ mực nước, cần theo dõi các thông số như sinh khối tôm, diện tích, tốc độ thoát nước, độ dốc đáy ao,…để đánh giá tổng quan tình trạng ao nuôi.

Tiến hành giảm mực nước trong ao nuôi xuống, việc này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt để xác định đúng mực nước tối ưu nhất cho quá trình thu hoạch. Khi hạ mực nước xuống, hãy đảm bảo thực hiện cẩn thận để tôm không bị căng thẳng, có thể dễ gây ra hiện tượng lột xác hàng loạt. 

Phương pháp thu hoạch

Khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng, điều quan trọng là phải sử dụng phương pháp, kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tác động và gây căng thẳng cho tôm. Có thể sử dụng lưới để cẩn thận vớt tôm ra khỏi ao hoặc sử dụng máy thu hoạch tôm trực tiếp từ ao nuôi mà không làm tôm bị nộp nước hay trầy xước, giúp tiết kiệm thời gian.

Thu hoạch tômThu hoạch tôm thẻ chân trắng, điều quan trọng là phải sử dụng phương pháp, kỹ thuật thích hợp

Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các phương pháp thu tôm khác như: sử dụng đăng chắn, chài, lú,… Các phương pháp này thích hợp với quy mô nuôi tôm lớn, muốn thu tỉa những con tôm lớn và thích hợp với khu vực nuôi tôm không có đáy bằng phẳng.

Hiện này, nhiều hộ nuôi dần chuyển sang hình thức thu hoạch cơ học bằng nhiều thiết bị khác nhau như máy bơm cánh quạt,..Việc thu hoạch bằng máy móc giúp người nuôi rút ngắn thời gian thu hoạch, ít tốn nhân công. Tuy nhiên, sau thu hoạch người nuôi cũng cần quan sát, theo dõi để tránh tình trạng chậm trễ, tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng tôm.

Thu hoạch tôm trong thời gian tối ưu

Thời gian lý tưởng để hoàn tất công đoạn thu hoạch tôm là trong vòng 4 – 8 tiếng, tùy thuộc vào diện tích ao và sinh khối tôm trong ao. Mục tiêu là đảm bảo tôm vẫn ở trong tình trạng tốt và không bị căng thẳng. Ngoài ra, thời gian thu hoạch cũng được xác định thông qua tốc độ tháo nước ao, thời gian thu hoạch quá dài dễ khiến tôm bị stress và gây lột xác hàng loạt.

Nên thu hoạch tôm thẻ chân trắng vào ban đêm để hạn chế sốc nhiệt cho tôm hoặc khi thu hoạch vào thời gian khác cần che chắn cho tôm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. 

Bảo quản tôm sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng, bước tiếp theo là bảo quản tôm, cũng phải thực hiện đúng cách. Mục đích là giữ cho tôm tươi và duy trì được chất lượng của tôm. 

Thu hoạch tômSau khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng, bước tiếp theo là bảo quản tôm, cũng phải thực hiện đúng cách

Phương pháp thông thường là bảo quản tôm trong tủ lạnh và làm mát đến nhiệt độ thích hợp. Khi bảo quản tôm phải có máy sục khí để tăng hàm lượng oxy hoà tan. Đảm bảo thời gian bảo quản không quá 5h là phải vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Ngoài ra, phải đảm bảo tôm không tiếp xúc với không khí có độ ẩm quá cao.

Đóng gói tôm đúng cách

Cuối cùng là khâu đóng gói tôm. Tôm được đóng góp đúng cách nhằm đảm bảo tôm vẫn giữ được độ tươi trong quá trình phân phối. Có thể đóng gói bằng cách hút chân không, làm lạnh thùng chứa hoặc đóng gói bằng vật liệu cách nhiệt.

Đăng ngày 23/10/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Một số giải pháp kỹ thuật nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế

Lươn đồng (Monopterus albus), là loài thủy đặc sản nước ngọt được nuôi khá phổ biến trên thế giới.

Nuôi lươn
• 10:55 23/10/2024

Một số mẹo giúp thu hoạch tôm hiệu quả và sinh lời

Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nuôi, thu hoạch tôm là thời điểm được người nông dân mong đợi nhất. Quá trình thu hoạch phải được thực hiện nhanh chóng và đúng kỹ thuật để tránh tác động đến tôm.

Thu hoạch tôm
• 10:23 23/10/2024

Tôm chết rải rác là hiện tượng gì?

Tôm chết rải rác là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm rớt đáy
• 11:59 22/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:35 18/10/2024

Tép Bạc tìm kiếm cộng tác viên nội dung cho chuyên mục tin tức

Là một trong những trang tin tức thủy sản uy tín tại Việt Nam từ năm 2012, tepbac.com luôn mong muốn cung cấp đến bà con nuôi trồng thủy sản những kiến thức, thông tin nuôi trồng thực sự hữu ích.

Tuyển dụng Tép Bạc
• 23:32 23/10/2024

Một số giải pháp kỹ thuật nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế

Lươn đồng (Monopterus albus), là loài thủy đặc sản nước ngọt được nuôi khá phổ biến trên thế giới.

Nuôi lươn
• 23:32 23/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 23:32 23/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 23:32 23/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 23:32 23/10/2024
Some text some message..