Mùa cá trích

Mùa đánh bắt cá trích ở vùng biển Thanh Hóa diễn ra vào đầu tháng Giêng đến tháng 3 hàng năm. Cá trích được tư thương tranh nhau mua ngay khi thuyền cập bến.

Mùa đánh bắt cá trích tại vùng biển Thanh Hóa thường diễn ra vào tháng Giêng đến tháng 3 hàng năm. Ảnh: Võ Dũng.

Những ngày đầu tháng 3, ngư dân thuộc các phường Quảng Cư, Quảng Vinh, Quảng Hùng, xã Quảng Đại (TP. Sầm Sơn); Quảng Hải, Quảng Thái (huyện Quảng Xương) và Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa)… đang tích cực ra lộng đánh bắt cá trích.

Năm nay, mùa cá trích đến muộn hơn thường lệ nhưng sản lượng đánh bắt khá, mỗi chuyến ra lộng, các bè mảng, thuyền nhỏ thu về vài ba triệu đồng.


Phương tiện đánh bắt cá trích rất thô sơ, chỉ cần bè mảng, lưới dày nan. Mỗi bè mảng chỉ cần 2-3 lao động, đánh bắt trong vùng lộng.  Sản phẩm của bè mảng thường là cá trích, cá ve, moi, sứa. Ảnh: Võ Dũng.

Để đánh bắt cá trích, phần đông ngư dân dùng bè mảng, thuyền nhỏ để ra lộng; ngư cụ thường là lưới dày nan. Ngư dân Thanh Hóa thường ra lộng từ khoảng 3-4 giờ sáng, cách bờ khoảng 6-8 hải lý, đến khoảng 8-10 giờ trở vào bờ.

Thường mỗi bè mảng đánh bắt cá trích chỉ cần 2-3 người, lao động chính thường là nam giới. Sản phẩm của bè mảng thường là cá trích, cá ve, cá lẹp, sứa, moi…

Theo bà con ngư dân Quảng Hải (huyện Quảng Xương), tuy mùa cá trích đến muộn so với năm trước khoảng một tháng nhưng nhờ thời tiết thuận lợi nên gần như chuyến ra khơi nào cũng đều đánh được cá. Cá trích được mùa lại được giá, nhiều ngư dân có thể thu tiền triệu mỗi ngày nhờ đánh bắt cá trích bán cho tư thương ngay khi vừa cập bến.


Cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, “lành tính”, được nhiều thực khách ưa chuộng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Nguyễn Bá An, thôn 10, xã Quảng Hải cho biết, cá đầu mùa đang bán được giá, mỗi chuyến ra lộng ngư dân đều rất phấn khởi vì có nguồn thu khá lớn. Đánh cá trích tuy vất vả nhưng “tiền tươi thóc thật”, nếu trúng mẻ cá lớn cũng kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo ông An, không phải hôm nào ra lộng cũng thu được mẻ cá như mong muốn và cũng không phải bè mảng nào cũng đầy ắp cá khi vào bờ.

“Đánh cá trích cũng tùy vào từng hôm và kinh nghiệm của từng ngư dân. Nếu đúng luồng cá thì trúng đậm, gỡ cá cả ngày không hết. Nhưng cũng có những bè mảng ra lộng cá buổi cũng chỉ được vài ba chục kg cá”.


Năm nay, mùa đánh bắt cá trích muộn hơn nhưng được mùa, được giá, ngư dân Thanh Hóa rất phấn khởi. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích sau khi đưa lên bờ sẽ được các ngư dân huy động người nhà ra gỡ ngay tại bãi biển rồi đem rửa sạch bán cho thương lái. Tầm 7-8 giờ sáng, các thương lái đã có mặt trên các bờ biển để đón bè mảng vào bờ, thu mua cá.

Vài năm lại đây, nhờ thời tiết thuận lợi, cá trích sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh. Sau Tết Nguyên Đán ngư dân Thanh Hóa lại ra lộng đánh bắt cá trích. Mỗi bè mảng từ 2-3 lao động cập bờ trung bình được 1-3 tạ cá. Với giá bán cá bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg (có ngày lên đến 25.000 đồng/kg), mỗi bè mảng sau một chuyến ra lộng có thể thu về 2-3 triệu đồng.


Cá trích năm nay được mùa, được giá, mỗi chuyến ra lộng, mỗi lao động có thể thu về 1 - 1,5 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích được các thương lái mua về bán tươi cho người tiêu dùng, hoặc sấy bán khô, làm nước mắm… Một số thương lái thu mua, ướp lạnh vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận.

Theo ngư dân Thanh Hóa, cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, “lành tính”. Cá trích tươi được nhiều người ưa thích khi chế biến thành các món ngon, trong đó có món cá trích nướng than.


Cá trích được thương lái thu mua ngay khi vừa mới cập bờ. Ảnh: Võ Dũng.

Đại diện UBND xã Quảng Hải (huyện Quảng Xương) cho biết toàn xã có 130 bè mảng tại 3 thôn thu hút khoảng 365 lao động trực tiếp đánh bắt và khoảng 250 lao động phục vụ hậu cần nghề cá.

Do bờ biển cạn, không có chỗ neo đậu cho tàu thuyền lớn nên phần lớn ngư dân ở đây sống bằng nghề khai thác cá trong lộng, sử dụng bè mảng, thuyền nhỏ để ra khơi.

Thu nhập ngày thường từ nghề đánh bắt cá vì thế thấp nên ngư dân rất mong đến mùa đánh bắt cá trích để có nguồn thu lớn hơn

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 08/03/2021
Võ Văn Dũng
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 20:08 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 20:08 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 20:08 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 20:08 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 20:08 19/12/2024
Some text some message..