Mùa đìa ở U Minh Hạ

Khi những ngọn gió chướng thổi về se lạnh, nước trên đồng bắt đầu rút là lúc người dân vùng U Minh Hạ tất bật với việc chụp đìa bắt cá.

bắt cá đìa
Chụp đìa bằng mùng. Ảnh: Nhật Hồ

Những con cá tươi roi rói được đánh vảy, mổ bụng phơi khô bán tết. Khô cá sặc bổi U Minh Hạ nức tiếng một thời có dịp bay xa ra mọi miền đất nước nhờ được công nhận thương hiệu độc quyền.

Trong truyện cười dân gian về bác Ba Phi (Nguyễn Long Phi, sinh tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) có một đoạn tưởng chừng như nói dóc là bắt cá không cần tát nước cạn. Chuyện kể rằng, thấy mấy thanh niên trai tráng trong xóm muốn bắt cá phải tát đìa có khi hàng chục ngày, bác Ba chỉ dùng cái mùng ghim mấy góc mùng lại là cá chui vô đầy mùng và không dám kéo lên vì sợ rách.

Huyền thoại “thầy đìa”

Ông Nguyễn Văn Triệu -  người dân xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau -  nói “đó không phải là chuyện nói dóc cho vui bởi cách chụp đìa bằng mùng, không cần tát nước có mặt tại vùng đất này từ rất lâu và tới nay vẫn còn phổ biến”.

Ông nói: Thật ra chụp đìa rất đơn giản. Chỉ cần dọn sạch cỏ trong đìa rồi dùng một tấm lưới rộng bao phủ toàn bộ mặt nước rồi cho lưới chìm xuống; dùng ghim bằng cây ghim lưới sâu xuống đìa chừng khoảng 0,5m. Khi ghim viền lưới vào thành đìa xong, toàn bộ cá trong đìa nằm dưới mặt lưới. Do đặc tính cá đồng lâu lâu phải ngoi lên mặt nước bơi lội và ngóp mồi, thấy chỗ ở tự dưng chật chội, cá sẽ tìm cách chui lên lưới từ những khoảng trống ở bốn bờ đìa. Lúc này người chụp đìa chỉ ngồi chờ. Khi thấy cá đã chui lên nhiều, lưới tiếp tục được ghim dày và sâu hơn để tránh cá chui xuống lưới trở lại. Khoảng chừng 2 giờ đồng hồ sau, lúc này trong đìa có bao nhiêu cá đã nằm gọn hết trong lưới, người tát chỉ cần lùa về một đầu rồi dùng vợt xúc cá.

Tả xong ông Triệu cười khà: “Xưa nay xứ này toàn bắt cá kiểu này không hà. Khi kể chuyện bác Ba Phi, người ta tưởng nói dóc nhưng không dóc chút nào, bởi lấy đâu ra người, ra sức mà tát cho xong cái đìa rộng mênh mông như thế này được”.

Mùa chụp đìa thường diễn ra cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch, bắt đầu mùa gió chướng, nước trên đồng bắt đầu cạn dần và cá rút về nơi sâu hơn. Theo ông Triệu, cách đây chừng 30 năm, cá đồng xứ U Minh nhiều vô kể. Mùa chụp đìa không thể nào ăn hết, bán cũng không có người mua. Dân trong vùng phải lựa con cá to làm khô để ăn tết. Cá nhỏ, cá chết làm mắm ăn dần. Các lóc, cá trê thì nướng đãi bà con lối xóm. Số còn lại hay bỏ vào khạp, lu nước rọng lại để dành...

Chụp đìa ở U Minh Hạ gắn liền với những huyền thoại về “thầy đìa” - những người đứng trên bờ nhìn nước có thể đoán được trong đìa, trên một khúc sông có bao nhiêu cá. Có những thầy đìa chỉ nhìn mặt nước, áp tai xuống bờ đìa, lặn ba hơi xuống đìa là đoán trúng sản lượng cá đến 100%.

Một trong những thầy đìa được dân U Minh Hạ tôn làm sư phụ là ông Mười Thăng (Trinh Nhựt Thăng, ngụ xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời). Ông Mười Thăng đoán cá dưới kinh bách phát bách trúng. Cách đây 4 năm, khi mà nguồn cá đồng đã bắt đầu cạn kiệt, ít ai dám đoán cá như trước thì chính Mười Thăng đã “đấu thầu” một khúc kinh dài 5km thuộc Lâm ngư trường 402 với giá 150 triệu đồng. Những người chứng kiến cảnh “đấu giá” kể rằng, khi các “thầy đìa” khác còn đang bận ngóng gió, ghé tai, vóc nước đoán trữ lượng cá thì Mười Thăng nhảy ùm xuống kinh mất hút. Hơn 10 phút sau ông trở lên rồi phán chắc nịch: “Tui mua 150 triệu”.

Kể lại với ông chuyện này, Mười Thăng cười tươi: “ Năm đó tui trúng lớn, bán hết cá lời hơn 50 triệu đồng. Đó là nhờ cá sặc bổi với cá lóc nhiều lại có giá. Phải như bây giờ chắc đi ăn mày quá”.

Mười Thăng đã không còn làm “thầy đìa” cách đây vài năm, bây giờ ông đã trở thành người nuôi cá đồng lớn nhất nhì khu vực Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Theo ông, đìa thiên nhiên hiện nay không còn nhiều, cá thiên nhiên cũng dần cạn do sản xuất lúa nhiều vụ trong năm, người dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá nhiều làm cho cá không kịp lớn. Vả lại các lâm-ngư trường đã giải thể, những khúc sông nuôi cá trước đây các chủ rừng, Cty lâm nghiệp không có thói quen bán cá cả khúc sông nữa mà tự họ chụp đìa bắt cá...

Làm khô đón tết

Dù khô cá sặc bổi mang thương hiệu “Khô bổi U Minh”, nhưng thực tế tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau nghề làm khô cá sặc bổi nhiều hơn hẳn huyện U Minh. Những ngày này, người làm khô bổi đã bắt đầu kéo đìa, làm cá chuẩn bị cho mùa khô đón tết.

khô cá sặc rằn
Mùa làm cá khô trẻ em, phụ nữ, người già đều rất vui bởi họ có việc làm thêm sau khi thu hoạch lúa. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Ba Đức - Lê Minh Đức, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời - có kinh nghiệm nuôi cá trên 20 năm và làm khô cá sặc bổi 4 năm nay phân trần: “Thật ra nguồn nguyên liệu để làm khô cá bổi từ cá nuôi ngon hơn hẳn cá tự nhiên. Bởi loại cá bổi tự nhiên thường nhỏ, xương nhiều, thịt ít, đầu lại to, ít mỡ. Cá nuôi to hơn, nhiều mỡ, thịt lại ngon hơn”.

Hiện ông Ba Đức có 3ha mặt nước nuôi cá sặc bổi, mỗi năm ông thu hoạch trên 35 tấn cá tươi. Ông Đức nói nếu nuôi thành công, cá đạt chuẩn sau 9 tháng thả nuôi, mỗi kilôgram có thể lãi 20.000 đồng. Bốn năm trở lại đây, tới mùa thu hoạch cá, thay vì bán cho thương lái mua về làm khô, ông đã tự làm khô bán dịp tết.

“Đầu tiên tui làm chỉ vài trăm ký, sau thấy nghề này làm được nên tui thu mua cá thêm từ những đìa cá trong vùng về làm khô. Trung bình mỗi năm vừa cá ở nhà nuôi vừa mua thêm tui thu khoảng 50 tấn cá tươi” - ông kể.

Nghề làm cá khô nghe đơn giản nhưng lắm công phu. Sau khi kéo cá từ dưới đìa lên, phải phân loại rồi ướp đá cùng với muối. Ướp chừng một giờ đồng hồ thì đổ ra làm cá, chủ yếu là đánh hết vảy, chặt đầu, móc ruột. Sau đó rửa thật sạch và ngâm muối một đêm để sáng hôm sau phơi. Mùa làm khô, trẻ em, phụ nữ, người già đều rất vui bởi họ có việc làm thêm sau khi thu hoạch lúa. Với tiền công 1.500 đồng/kg, người nào làm giỏi có thể một ngày kiếm được 70.000 - 100.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Lai năm nay đã 71 tuổi, tỉ mẩn làm cá sặc bổi tại thị trấn Trần Văn Thời được mọi người phong cho biệt danh “siêu siêng năng”. Bà nói chuyện với tôi mà tay, mắt không rời con cá: “Tui già rồi nên hổng biết mần gì khác ngoài làm cá khô. Đi làm cá vừa vui vừa có tiền dành đến tết con cháu về có cái để lì xì”. Hôm tôi đến, nhà ông Ba Đức đang huy động hơn 50 lao động để làm cá khô. Kẻ đập nước đá, người phân loại, trộn cá, người mài dao..., mỗi người một việc và ai nấy đều khẩn trương. Nhờ vậy mà cả một tấn cá được mọi người giải quyết chỉ trong chốc lát.

Một thời, nghề làm khô cá sặc bổi ở đây tưởng chừng mai một do thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên từ ngày ông Ba Đức cho cá sặc bổi đẻ được thì cả vùng đất U Minh Hạ gần như sống lại nghề này nhờ nguồn cá đồng phong phú. Ông Nguyễn Văn Cầu - cán bộ Phòng NNPTNT huyện Trần Văn Thời - cho biết: “Toàn huyện hiện có 104ha chuyên canh con cá đồng. Còn nuôi cá theo kiểu thâm canh, nuôi xen có đến 12.400ha. Trung bình hằng năm, người dân thu trên 17.000 tấn cá đồng”.

Ông Lê Thanh Tính - có 10 công (1,2ha) mặt nước nuôi cá vừa mới thu hoạch trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng - cười thật tươi: “Nghề này cũng dễ mần lắm chú ơi. Cá sặc bổi nào tới giờ sống ở đồng đất này mà, bây giờ nuôi dễ ụi hà. Tiếc là năm nay giá không được cao (chỉ 70.000 đồng/kg), phải chi bằng năm ngoái (85.000 đồng/kg) thì tui lời khẳm rồi”. Người ít diện tích hơn như anh Mai Thanh Sử chỉ có 2 công đất, sau 9 tháng thả nuôi cũng lãi trên 7 triệu đồng...

Đầu năm 2012, cá khô sặc bổi U Minh được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận là thương hiệu độc quyền. Tuy nhiên, cũng giống như bao nhiêu sản phẩm của người nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua, sau khi được công nhận thương hiệu độc quyền, người dân vẫn tự... bơi tìm thị trường. Họ nhận được sự hỗ trợ rất ít từ chính quyền và cơ quan chức năng. Bởi vậy cá sặc bổi U Minh sau tròn một năm được công nhận thương hiệu độc quyền vẫn đang một mình loay hoay tìm đường vào siêu thị và tìm thị trường mới...

Báo Lao Động
Đăng ngày 02/01/2013
Nhật Hồ
Nông thôn

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 22:28 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 22:28 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 22:28 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 22:28 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 22:28 12/10/2024
Some text some message..