Mùa mưa đến sớm, đỉnh lũ cao hơn năm 2016

Với tình hình mưa bão xuất hiện sớm hơn năm 2016, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông cao hơn trung bình nhiều năm, ĐBSCL không đến nỗi “đói lũ” như những năm gần đây.

Mùa mưa đến sớm, đỉnh lũ cao hơn năm 2016
Mùa mưa đến sớm, đỉnh lũ cao hơn năm 2016

Tín hiệu khả quan

Theo Đài Khí tượng Thủy văn An Giang, từ đầu tháng 4 đến nay, mực nước cao nhất ở khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên thường ở mức cao hơn từ 20 - 30cm so cùng kỳ 2016. Cùng với xuất hiện mưa trái mùa sớm hơn, ngày 17-4 vừa qua, một cơn áp thấp nhiệt đới đã vượt qua khu vực miền Trung Philippines, đi vào biển Đông. “Tuy nền nhiệt mùa khô cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5 - 2,1oC nhưng hầu hết các nơi trong tỉnh đều có mưa trái mùa, có vài đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày trên diện rộng. Tổng lượng mưa toàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2017 từ 260 - 675mm, vượt hơn rất nhiều so với TBNN cùng thời kỳ. Qua ghi nhận, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông tại khu vực thượng và trung lưu trong mùa khô 2016 - 2017 đều ở mức cao hơn mùa khô năm 2015 - 2016 từ 1,5 - 4,5m, cao hơn TBNN từ 0,8 - 3m. Tuy nhiên, có thời đoạn ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 0,5 - 2m. Vùng hạ lưu sông Mê Kông cao hơn mùa khô năm 2015 - 2016 từ 1,5 - 2,5m, cao hơn TBNN từ 0,2 - 0,6m nhưng có thời đoạn thấp hơn TBNN từ 0,7 - 1,5m” - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang Lưu Văn Ninh thông tin.

Mùa mưa đến sớm, đỉnh lũ cao hơn năm 2016

Bước sang tháng 4, toàn tỉnh ghi nhận những đợt nắng nóng cao điểm, nhiệt độ cao nhất lên mức 35 - 37oC. Ông Lưu Văn Ninh cho biết, tình hình nắng nóng khả năng còn kéo dài đến nửa đầu tháng 5-2017. Đến mùa mưa tới, nền nhiệt độ trung bình trên toàn tỉnh dự báo vẫn ở mức cao hơn TBNN từ 0,5 - 1oC. Tuy nhiên, mùa mưa sẽ đến sớm hơn chứ không kéo dài tình trạng khô hạn như năm 2016. Thời kỳ mưa chuyển mùa có khả năng xuất hiện trong tháng 4 đến đầu tháng 5 với vài đợt mưa kéo dài trên diện rộng. Hầu hết các nơi trong tỉnh có mùa mưa bắt đầu ở mức xấp xỉ hoặc muộn hơn so với TBNN (khoảng từ ngày 5 đến 15-5), riêng vùng tiếp giáp tỉnh Kiên Giang có khả năng mùa mưa đến sớm hơn, vào đầu tháng 5. Tổng lượng mưa cả năm ở mức xấp xỉ TBNN, có nơi thấp hơn TBNN nhưng vẫn cao hơn năm 2016. Trong đó, lượng mưa từ tháng 5 - tháng 8 dự báo xấp xỉ TBNN, từ tháng 9 - tháng 12 có khả năng thấp hơn TBNN. 

Theo Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn An Giang, ít có khả năng xuất hiện lũ đầu mùa ở đầu nguồn sông Cửu Long nhưng sẽ có các đợt nước lên trên sông Cửu Long vào tháng 6, 7. Dự báo, đỉnh lũ năm 2017 tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10, ở mức xấp xỉ báo động 2 (BĐ2), tương đương 4m tại Tân Châu, 3,5m tại Châu Đốc. Đối với khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên, mực nước cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10, ở mức BĐ2 (BĐ2 tại Xuân Tô là 3,5m, Tri Tôn là 2,4m). Vào khoảng tháng 10, 11, triều cường vùng hạ lưu sông có thể lên mức cao nhất năm. Mực nước cao nhất năm tại Chợ Mới (rạch Ông Chưởng có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn BĐ3 (3m), trên sông Hậu tại Long Xuyên ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ3 (2,5m).

“Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Mưa rất to xảy ra trong thời đoạn ngắn, giông mạnh kèm theo tố lốc, sét, mưa đá ảnh hưởng đến các địa phương trong các tháng đầu mùa mưa. Trong các tháng cuối mùa, cần đề phòng bão, lũ, triều cường…” - ông Ninh cảnh báo.

Theo Báo An Giang
Đăng ngày 25/04/2017
Tổng Hợp
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:18 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:18 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:18 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:18 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:18 09/11/2024
Some text some message..