Mùa nóng, về vùng đầu nguồn lũ ăn “lía”

Có dịp về thăm vùng đầu nguồn lũ An Giang, du khách sẽ không khỏi tò mò khi nhìn thấy những mâm kim loại nằm dọc hai bên đường hắt nắng chói chang. Ấy là dụng cụ dùng để chế biến “lía”- món ăn độc đáo, dân dã chỉ có ở nơi đây. Món hàng quà vặt này còn đem về nguồn thu nhập đáng kể cho người bán…

Xe bán lía phơi
Xe bán lía phơi

Món ăn đặc trưng xuất phát từ đồng bào dân tộc Chăm và được nhiều người xem là đặc sản. Món ăn cực kỳ đơn giản mà lạ miệng. Anh Dũng, người dân bản địa giải thích: “Lía mua về ngâm nước một đêm rồi rửa sạch, để ráo nước, sau đó, ướp muối với bột ngọt và ớt chừng hai giờ đồng hồ, đem phơi nắng ba tiếng là có thể ăn được. Thịt lía vốn rất giàu chất protein, chất béo, chất khoáng… Khi phơi nắng, nước đọng lại trong vỏ rất ngọt và thịt rất béo...”. Sau này, để lía chín kỹ, nhanh, người bán trùm ny-lông giữ hơi nóng.

Về vùng đầu nguồn lũ Tân Châu, nhiều người không khỏi ngạc nhiên thú vị bởi món đặc sản này được bán dạo trên đường, giống như người thành thị bán kem hay đậu phộng. Tiếng rao ngọt ngào vang lên khắp con đường “Lía đây, ai mua lía hôn?”. Chị ba Hòa, quê Phú Hữu (An Phú) đều đặn mỗi ngày đạp xe qua xã Phú Lộc, Vĩnh Xương (Tân Châu) bán lía. Chiếc xe đạp được “cải tiến” gắn bên trên mâm thiếc to hứng ánh sáng để lía được giữ nóng. Với giá bán 5.000 đồng lon, 20 lít lía giúp chị có thu nhập khoảng hơn 200 ngàn đồng/ngày. Gia đình không có đất sản xuất, mùa nước nổi đi kéo cá, còn mùa khác thì ai thuê gì vợ chồng làm nấy. Nhờ lía mà gia đình có thêm tiền trang trải mọi sinh hoạt…

Đợi con nước ròng, người làm nghề hì hục trên sông hay kinh rạch cào những mẻ lía. Trẻ con miền quê cũng rủ nhau lấy rổ tre trong bếp  lặn xúc lía dưới kinh. Những con lía nhỏ trả lại sông tiếp tục được phù sa nuôi lớn, chờ lần thu hoạch tiếp theo. Cách khai thác sản vật thiên nhiên khôn ngoan để từ đó lía có mặt hầu như quanh năm tại nơi đây và trở thành  món ăn quen thuộc trong bữa cơm nhiều gia đình. Trên địa bàn An Giang, có nhiều nơi khai thác nguồn lợi này, thậm chí có xóm chuyên làm nghề. Tuy nhiên, tên gọi “lía” (hến) chỉ xuất hiện ở vùng đầu nguồn lũ địa phương An Phú và Tân Châu. Hỏi thăm, người bản địa chỉ cười trừ chứ không rõ nguồn gốc tên gọi trên: “Ông bà xưa gọi thì gọi theo chứ không tìm hiểu nguyên cớ”. Tại TX. Tân Châu, lía luộc chấm nước mắm ớt còn là món hàng ăn vặt được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các cô cậu học sinh thường tìm đến các quán “bụi” gần trường học vừa thưởng thức, vừa chuyện phiếm…

Về vùng đầu nguồn, thưởng thức lía theo kiểu ăn chơi vui miệng hay nhậu lai rai xem ra đúng chất sông nước. Đặc biệt, lía bóc vỏ ra, lấy ruột chấm với nước mắm me ăn với cơm nguội rất ngon. Tuy nhiên nếu bị vấn đề về bao tử thì thực khách hạn chế dùng thử vì… dễ xảy ra chuyện. Ngoài ra, người chế biến món ăn cần phải kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh…

baoangiang.com.vn
Đăng ngày 02/04/2013
KHÔI NGUYÊN
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:53 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:53 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:53 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:53 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:53 15/11/2024
Some text some message..