Mùa rong câu

Những năm qua, rong câu là nguồn thu nhập khá của người dân ven đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ rong gặp nhiều khó khăn.

Rong câu
Chuyển rong đi phơi.

Tiền triệu từ tiền rong

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng ngày, nhiều thuyền nhỏ của cư dân các xã ven đầm Thủy Triều như: Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc… ra khơi thu hoạch rong. Rong câu mọc ở độ sâu chừng 1 - 1,5m, cách bờ chưa đầy 1km nên việc khai thác khá đơn giản. Một người lặn xuống vớt rong, người còn lại kéo rong lên. Từ sáng sớm đến trưa, 2 lao động có thể vớt được hàng tạ rong. Buổi chiều, mọi người tập trung phơi rong. Mất từ 1 - 2 nắng, từ chiều hôm trước đến chiều hôm sau là rong khô, có thể đưa vào bạt tủ lại chờ thương lái đến cân.

Anh Nguyễn Tấn Lực (thôn Tân Hải, Cam Hải Tây) cho biết, gia đình anh thường xuyên thu hoạch rong trên đầm Thủy Triều. 2 lao động 1 ngày có thể vớt 2 - 3 tạ rong (quy ra rong khô khoảng 1 - 1,5 tạ). Hiện nay, giá bán rong khô 6.000 đồng/kg, bình quân mỗi ngày anh thu vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng. Từ Tết đến nay, gia đình anh kiếm gần 20 triệu đồng.

Những người vớt rong cho biết, nguồn lợi rong câu không theo quy luật nhưng thường những năm hạn nhiều thì rong lại phát triển mạnh. Có thời kỳ rong xuất hiện liên tục, năm nào cũng có nhưng cũng có năm gián đoạn. Mùa rong có thể kéo dài 6 tháng. Năm nào có rong là người dân ven đầm có thêm nguồn thu nhập. Rong có 2 loại: loại lớn gọi là rong lửa có giá bán hơn 6.000 đồng/kg; loại nhỏ gọi là rong chỉ hay rong chân vịt, giá bán rẻ, chỉ bằng 1/2 loại lớn. Tuy nhiên, rong chân vịt dễ khai thác, thường mọc hoang tại các khu vực cạn, bờ, đìa nuôi tôm. 

Theo anh Trần Công Duy (thôn Tân Hải), năm nay may mắn có rong xuất hiện, giúp người dân có thêm thu nhập trong bối cảnh việc đánh bắt cua, ghẹ trên đầm gặp khó, phụ thuộc vào con nước. Mươi ngày mới có một con nước, khi đó mới đánh bắt được sản vật của đầm nên công việc của anh cũng ngưng trệ theo.

Tiêu thụ khó, giá hạ

Theo người dân, gần 1 tháng trở lại đây, việc tiêu thụ rong gặp nhiều khó khăn. Trên bãi tập kết rong ở thôn Tân Hải, gần chục đống rong khô phủ bạt nằm chờ thương lái. Theo những người vớt rong, giá rong hiện nay xuống thấp, chỉ còn một nửa so với cách đây hơn tháng. Bà Nga - tiểu thương thu mua rong tại Cam Hải Tây cho hay, năm nay sản lượng rong thu hoạch từ đầm khá lớn, có thể coi là được mùa. Rong lớn tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên… Sản phẩm là các loại sâm nam, thạch đông sương nhưng hiện nay việc tiêu thụ chậm, tồn hàng chục tấn trong kho. Rong nhỏ chủ yếu xuất đi Hải Phòng - nơi có các doanh nghiệp thu mua, chế biến các mặt hàng khác có giá trị gia tăng cao.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hải Tây, rong câu là nguồn lợi giúp người dân các thôn ven đầm có thêm thu nhập. Ngoài khu vực Tân Hải, Cam Hải Tây, còn có các thôn Tân Quý, Suối Cam (Cam Thành Bắc) và các thôn của xã Cam Hải Đông. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ gặp khó nên rong chất đống, giá giảm.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 29/04/2020
V.L
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 01:27 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 01:27 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 01:27 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 01:27 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 01:27 29/11/2024
Some text some message..