Mùa săn loài cá "leo cây" kì dị nhất hành tinh

Ngư dân Thanh Hóa dùng bẫy kẹp, cần câu, thậm chí dùng tay xúc lớp bùn đặc quánh để săn bắt loài cá kì dị vừa biết lặn dưới nước vừa biết leo cây.

Cá thòi lòi
Mùa này, cá thòi lòi rất béo và có trứng. Ảnh: LT

Đặc sản rừng ngập mặn

Khi thủy triều rút, bờ biển các xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) chỉ còn lại bùn lầy. Đây là thời điểm ngư dân làng biển xứ Thanh tất bật mưu sinh. Họ mang theo giỏ tre, thùng xốp, ván lướt, bẫy kẹp hoặc cần câu,... đi săn cá còi (hay còn gọi là cá thòi lòi, nác hoa).

Đây là loài cá thuộc họ cá bống trắng, và được xem là một trong những loài cá “kỳ dị nhất hành tinh”. Bởi, chúng không chỉ sống dưới nước, trong bùn lầy mà còn chạy nhảy trên cạn, thậm chí còn biết leo cây đi kiếm thức ăn. Cá còi trưởng thành thường dài từ 10-15 cm, to bằng cỡ ngón tay.

Mùa cá còi thường kéo dài từ tháng Giêng đến hết tháng 4 Âm lịch hàng năm. Theo các ngư dân làng biển, đây là thời điểm chính vụ, cá còi thường to, béo và có trứng.

Tuy nhiên, loài cá “kỳ dị” này tập trung nhiều ở bãi triều các xã Hưng Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc của huyện Hậu Lộc. Chúng thường đào hang dưới lớp bùn sâu chừng 20-30 cm để cư trú. Khi thủy triều rút cũng là lúc loài cá này chui ra khỏi hang đi kiếm ăn.

Có mặt ở bãi bồi ven biển và rừng sú xã Đa Lộc từ 6h30 sáng, anh Phạm Văn Hiểu (thôn Yên Lộc, xã Đa Lộc) mang theo cả trăm chiếc bẫy kẹp. Đây là “vũ khí” giúp người đàn ông này săn loài cá “kỳ dị nhất hành tinh”.

Cá thòi lòiNhững chiếc bẫy kẹp đầy cá thòi lòi của ngư dân làng biển xứ Thanh. Ảnh: LT

Hì hục lội dưới lớp bùn lầy sâu cả mét, anh Hiểu cẩn thận đặt từng chiếc bẫy để săn cá thòi lòi. Lớp bùn lầy đặc quánh khiến người đàn ông có thâm niên săn bắt loài cá này hàng chục năm cũng thấm mệt, bộ quần áo trên người lấm lem đầy bùn đất.

Sau khi đặt hết số bẫy kẹp mang đi, anh Hiểu tạm lên bờ nghỉ ngơi đợi cá thòi lòi mắc bẫy. Anh Hiểu cho biết, săn bắt loài cá này đòi hỏi kinh nghiệm cùng sự khéo léo, vì nếu không cẩn thận, cá sẽ vọt ra khỏi hang và biến mất.

“Khi phát hiện ra hang ẩn nấp, chúng tôi sẽ cẩn thận đặt bẫy kẹp trên miệng hang. Khi cá ngoi lên đi kiếm ăn, sẽ vô tình mắc phải bẫy kẹp. Trung bình mỗi ngày, tôi bắt được khoảng 3kg, cá mùa này rất béo và có trứng”, anh Hiểu nói.

Sau 15-20 phút đặt bẫy, anh Hiểu quay trở lại thu “chiến lợi phẩm”. Hôm nay lại là một ngày may mắn của người đàn ông làng biển xứ Thanh, vì cá mắc bẫy kẹp nhiều, con rất to và béo. “Cá to thế này, tôi thường bán với giá từ 220.000 - 240.000 đồng/kg”, anh Hiểu vừa gỡ cá vừa vui vẻ nói.

Gỡ hết số cá mắc bẫy kẹp cho vào giỏ tre mang theo, anh Hiếu ước chừng cũng được hơn 1 kg. Sau mẻ đầu khá suôn sẻ, người đàn ông này lại tiếp tục đặt bẫy lượt tiếp theo. Công việc tuy khó nhọc nhưng chịu khó mỗi buổi đi săn bắt, anh Hiểu bỏ túi hơn nửa triệu đồng.

Kiếm bạc triệu mỗi buổi đi săn

Ngoài đánh bẫy kẹp, ngư dân làng biển xứ Thanh còn dùng lưỡi câu hoặc dùng tay xúc những lớp bùn đặc quánh để săn bắt cá thòi lòi. Do không có công cụ bảo hộ nên đôi khi họ đụng phải mảnh sành hay vỏ hàu gây rách da, tứa máu.

Hơn 4 tiếng lội bùn lầy, anh Vũ Văn Độ (xã Đa Lộc) khá hài lòng với số chiến lợi phẩm thu được hôm nay. Với 5 kg cá thòi lòi còn tươi xanh, anh Độ bán ngay tại bến cho thương lái với giá 150.000 đồng/kg.

Cá thòi lòiCá thòi lòi được thương lái thu mua tận bến và chưa bao giờ ế. Ảnh: LT

Gần 30 năm săn bắt cá thòi lòi, anh Độ cho biết, đây là đặc sản vùng ngập mặn xứ Thanh. Vào chính vụ, có ngày anh Độ câu được cả 10 kg cá thòi lòi. Tuy khó nhọc, song cá thòi lòi được thương lái thu mua ngay tận bến, chưa bao giờ ế.

Cá thòi lòi thịt rất thơm và ngậy, thường được người dân địa phương chế biến thành nhiều món ăn như kho, nướng, nấu canh chua,... Trước đây, cá thòi lòi thường được bà con chế biến thành món ăn dân dã trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, đặc sản vùng biển ngập mặn này đã có mặt ở nhiều nhà hàng.

Cá thòi lòi có số lượng săn bắt không nhiều nên thường được thương lái thu mua tại chỗ, số ít bán ở chợ dân sinh quanh vùng. Loại tươi ngon có thể xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản,...

Giá Dục và Thời Đại
Đăng ngày 12/05/2023
Lường Toán
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:24 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:24 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:24 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:24 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:24 23/11/2024
Some text some message..