Mỹ gây áp lực đến lĩnh vực xuất khẩu tôm Ấn Độ

Xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang phải đối mặt với sức ép nặng nề sau khi hiệp hội các nhà sản xuất tôm của Mỹ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế trừng phạt đối với tôm xuất khẩu của một số nước, trong đó có Ấn Độ.

tôm
Ảnh minh họa

Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Ấn Độ hiện là 1,67%. Tuy nhiên, Liên minh các ngành công nghiệp về tôm ở vùng Vịnh của Mỹ (COGSI), tổ chức đại diện quyền lợi cho ngư dân khai thác, chế biến, sản xuất tôm ở các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Louisiana, Mississippi và Texas cho rằng tôm nhập khẩu giá rẻ của một số nước bao gồm Ấn Độ đã làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, xói mòn doanh thu, đe dọa công ăn việc làm ở Mỹ và làm mất đi lợi nhuận hoạt động của các nhà sản xuất trong nước.

Ông C. David Veal, Giám đốc điều hành COGSI, cho rằng kể từ năm 2009, các công ty sản xuất tôm từ bảy quốc gia (sáu quốc gia ở châu Á và một quốc gia ở Nam Mỹ) đã giành thị phần ở Mỹ bằng cách giảm giá sản phẩm trong nước thông qua việc sử dụng hàng tỷ USD trợ cấp của các chính phủ những nước này. Tôm nhập khẩu tràn ngập thị trường với mức giá cạnh tranh không công bằng gây khó khăn cho các nhà xuất xuất tôm Mỹ và có thể dẫn đến chỗ phá sản.

Anwar Hashim, Giám đốc điều hành Abad Fisheries, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Hải sản Ấn Độ, cho Financial Expess biết yêu cầu của các nhà sản xuất tôm Mỹ có thể gây bất an cho các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ và những đánh giá xem xét lại của Chính phủ Mỹ có thể kéo dài nhiều năm.

Tác động của thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đã ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào Mỹ đã giảm từ 228 xuống 75 công ty. Tôm xuất khẩu đông lạnh chiếm gần 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản của Ấn Độ./.

Vietnam+
Đăng ngày 06/01/2013
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:46 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:46 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:46 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:46 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:46 07/11/2024
Some text some message..