Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu thủy sản số một của VN

Lần đầu tiên sau nhiều năm, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, thay vào đó là Nhật Bản, theo số liệu từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu thủy sản số một của VN
Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu thủy sản số một của VN

Trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay có đến 3 thị trường nằm ở khu vực châu Á. Ngoài Nhật Bản còn có Trung Quốc và Hàn Quốc - hai thị trường lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và 4.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 2,1 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu vào hơn 160 thị trường nhưng đóng góp lớn nhất cho toàn ngành là bốn thị trường nói trên, chiếm hơn 52% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tương đương 780 triệu đô la Mỹ, trong 3 tháng đầu năm.

Trong các năm trước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thường dùng cụm từ “thị trường truyền thống” cho 3 thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất gồm Mỹ, EU và Nhật Bản vì mỗi năm mỗi trị trường này đều mang về cho ngành thủy sản trung bình 1 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, từ năm 2016, EU không còn là thị trường nằm trong top 3 nữa, thay cho vị trí này là Trung Quốc và một trong những nguyên nhân là do cá tra liên tiếp gặp khó ở thị trường EU. Năm 2017, Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) dự báo xuất khẩu cá tra sang EU sẽ vẫn tiếp tục giảm.

Trong các năm qua, hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn sang Mỹ là cá tra và tôm; trong đó, cá tra luôn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở thị trường này. Tuy nhiên, từ đầu năm nay Mỹ không còn giữ vị trí này nữa, theo VASEP.

Lý giải cho vấn đề này, VASEP cho biết, nguyên nhân là do gặp khó về thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá gia trơn mà mới nhất là thông tin từ 1-9 cá tra của Việt Nam sẽ trở về tên gọi catfish và nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thay vì Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) như lâu nay.

Như vậy, thời gian qua sự sụt giảm của hai thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam là Mỹ và EU liên quan đến sự sụt giảm lượng cá tra bán vào hai thị trường này. Ngược lại, giá trị xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc luôn tăng và lọt vào danh sách ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là nhờ tiêu thụ mạnh mặt hàng cá tra.

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn tăng 8% trong 4 tháng đầu năm là do nhu cầu lớn từ các châu Á và một số thị trường khác. Theo Bộ NN&PTNT, trong ba tháng đầu năm nay, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Brazil với mức tăng là hơn 75%, Hà Lan là hơn 43%, tiếp đến là Nhật Bản là 29,5%, Hàn Quốc là hơn 25%, Trung Quốc gần 18%... so với cùng kỳ.

Từ 1-9, tất cả cá tra xuất vào Mỹ đều bị kiểm tra

Từ ngày 1-9-2017, tất cả các lô hàng cá da trơn, cá tra xuất khẩu vào Mỹ sẽ được yêu cầu xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ để phục vụ việc tái kiểm tra. Các quốc gia, kể cả Việt Nam, muốn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Mỹ phải nộp các tài liệu chứng minh sự tương đồng giữa hệ thống nuôi cá của họ với hệ thống nuôi tại Mỹ.

Thông tin trên được ông Richard Gilmore, Chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu, chia sẻ tại hội thảo "Xu hướng an toàn thực phẩm toàn cầu và giải pháp gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt" hôm 26-4 tại TPHCM.

Theo bà Lê Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, để chứng minh hệ thống nuôi cá, vận chuyển ở Việt Nam tương đồng với Mỹ là điều rất khó. Bà Minh phân tích, chẳng hạn, người nuôi cá ở Mỹ khi thu hoạch thì vận chuyển cá bằng xe tải về nhà máy để chế biến nhưng ở Việt Nam, nếu tương đồng, thì thay vì vận chuyển bằng ghe, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải sử dụng xe tải để chở cá. Điều này không thực tế với điều kiện vùng nuôi ở Việt Nam.

Khi cánh cửa vào Mỹ ngày càng khó khăn, yêu cầu quảng bá, tiếp thị để phát triển thị trường cá tra đến các quốc gia khác rất quan trọng. Và bà Minh chia sẻ kinh nghiệm về cách Hiệp hội cá hồi Na Uy xâm nhập vào thị trường Nhật Bản - quốc gia hiện cũng đã bắt đầu nhập các sản phẩm từ cá tra, để qua câu chuyện, bà hy vọng Việt Nam cũng làm được điều tương tự.

Bà kể, trước đây người Nhật không ăn cá hồi nuôi mà chỉ dùng cá đánh bắt tự nhiên. Thế nhưng, với sự nỗ lực và kiên trì chào mời, giới thiệu sản phẩm, ngày nay cá hồi Na Uy đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận và sử dụng ngày càng nhiều. Cách làm của Hiệp hội cá hồi Na Uy không quá phức tạp. Họ thuê các đầu bếp Nhật Bản nấu và mời người tiêu dùng dùng thử sản phẩm, rồi kết hợp quảng bá trên truyền hình, báo đài bền bỉ trong nhiều năm.

Sở dĩ họ làm được như vậy vì họ có kinh phí để thực hiện và kinh phí đến từ quy chế hoạt động của hiệp hội. Theo đó, bất cứ doanh nghiệp nào xuất khẩu cá hồi đều phải tham gia hiệp hội, và đóng phí để hiệp hội hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Một phần trong đó là chi phí phát triển thị trường và trường hợp ở Nhật Bản nêu trên là một ví dụ cụ thể.

Việt Nam cũng có Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhưng theo bà Minh, hiệp hội không có quyền yêu cầu hội viên đóng khoản phí như vậy. VASEP muốn có quyền đó thì phải được Nhà nước cho phép.

Bà Minh cho biết, thời còn làm ở Bộ Thủy sản, bà từng đề xuất thành lập quỹ phát triển thị trường cho ngành thủy sản, hoạt động trên cơ chế tương tự như Hiệp hội cá hồi Na Uy. Nội dung đã được Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Thủy sản thông qua nhưng cuối cùng bị dừng ở cấp Phó thủ tướng và từ đó đến nay, vấn đề này không thấy được đề cập đến.

Không riêng gì thủy sản, mà với tất cả các nông sản khác của Việt Nam, theo bà Minh, đều rất cần vai trò của hiệp hội nhưng phải là một hiệp hội đúng nghĩa hoạt động vì lợi ý của các thành viên.

TBKTSG
Đăng ngày 27/04/2017
Đức Tâm
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:48 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:48 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:48 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:48 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:48 26/04/2024