Nam Định: Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Vụ tôm xuân hè
Vụ tôm xuân hè năm nay, năng suất tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Bùi Trọng Chinh, xóm Lê Lợi, xã Hải Chính (Hải Hậu - Nam Định) đạt trên 10 tấn/ha.

Tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Hải Lý, không khí lao động rất khẩn trương, người người hối hả chuyền tay nhau bê những rổ tôm đầy ắp. Xen kẽ cạnh đó, nhiều ao nuôi tôm đã thu hoạch, đang trong giai đoạn cải tạo, cạn trơ phơi đáy chờ nuôi vụ 2. Anh Bùi Trọng Chinh, xóm Lê Lợi cho biết: Hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây không chần chừ như những năm trước mà ao nuôi đủ ngày, đủ tháng là thu hoạch ngay. Nếu để lại còn tốn thêm chi phí mà tôm cũng không phát triển được nhiều, lại thêm nỗi lo dịch bệnh. Vụ này, gia đình anh Chinh thả 1 triệu con giống trong 10 ao nuôi với tổng diện tích trên 2ha. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, gia đình anh bắt đầu thu hoạch, năng suất dự kiến đạt trên 10 tấn/ha. Vụ xuân hè năm 2015, toàn tỉnh nuôi thả 592ha tôm thẻ chân trắng. Theo đánh giá của Sở NN và PTNT, vụ nuôi năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm độ mặn ao nuôi tăng nên tôm phát triển chậm hơn; tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm đã giảm hẳn so với mọi năm. Có được kết quả trên, rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước, Sở NN và PTNT tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nông dân thả giống mật độ thưa hơn so với mọi năm (chỉ từ 60 - 80 con/m2); thả thăm dò, thả rải vụ đã giảm áp lực về con giống, thức ăn và vật tư đầu vào... Phòng NTTS, Thanh tra Sở NN và PTNT phối hợp cùng các đơn vị trong ngành, Phòng NN và PTNT các huyện tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các vùng nuôi và chất lượng các loại vật tư phục vụ NTTS. Chi cục Thú y thực hiện tốt công tác quan trắc, phát hiện cảnh báo sớm tình hình dịch bệnh, mức độ ô nhiễm môi trường các vùng nuôi, đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong NTTS. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp cùng các đơn vị, địa phương tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp các hộ nuôi tôm chủ động các biện pháp phòng trừ dịch bệnh… Đặc biệt, ngay từ đầu vụ nuôi, Sở NN và PTNT đã tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tham gia.

Thông qua buổi hội thảo, các hộ nuôi tôm được trao đổi kinh nghiệm sản xuất thực tế với các nhà khoa học, nhà quản lý, chủ trang trại nuôi tôm có nhiều kinh nghiệm, từ đó rút ra biện pháp, kỹ thuật nuôi và phòng bệnh trên tôm nuôi nhằm phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2015 và những năm tiếp theo. Qua đó, trình độ kỹ thuật của người nuôi được nâng cao rõ rệt. Ở vụ nuôi năm nay, hầu hết các hộ nông dân đã thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình nuôi. Công tác cải tạo ao đầm, xử lý nước trước khi đưa vào nuôi được chú trọng. Phần lớn các cơ sở nuôi đều đầu tư đầy đủ hệ thống công trình phụ trợ như ao chứa, ao lắng, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, hệ thống nhà kho, nhà làm việc. Công tác chăm sóc, quản lý ao nuôi và sức khỏe của tôm cũng được các hộ nuôi chú trọng. Trên địa bàn tỉnh, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học cho tôm được cung ứng bởi các hãng có uy tín; hầu hết các hộ nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi đã được hướng dẫn bởi cơ quan quản lý và kỹ thuật viên của các Cty cung ứng vật tư thủy sản. Do vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm của tỉnh cơ bản được kiểm soát. Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, một số ao nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao có hiện tượng bị sốc môi trường, tôm yếu, bỏ ăn; tuy nhiên, Sở NN và PTNT đã phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện ven biển tăng cường bám sát địa bàn, hướng dẫn người nuôi các biện pháp chăm sóc, khắc phục sau mưa bão nên đã giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi. Trong suốt vụ nuôi, các huyện đã cử cán bộ phụ trách thủy sản tăng cường giám sát, nắm bắt tình hình các vùng nuôi; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt việc chăm sóc, vệ sinh, quản lý môi trường ao, đầm nuôi tôm đảm bảo sự sinh trưởng và nâng cao sức đề kháng cho tôm; hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trước tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian qua. Theo thống kê của Sở NN và PTNT, hiện nay, các địa phương đã thu hoạch được 171ha, đạt gần 30% tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh; năng suất ước đạt 8,2 tấn/ha. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi tôm, tại thời điểm xuất bán, giá tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với mọi năm từ 10 - 20%; cụ thể tôm loại 100 - 120 con/kg giá từ 100 - 120 nghìn đồng/kg; loại 50 con/kg giá 180 - 200 nghìn đồng/kg, bên cạnh đó chi phí nuôi tôm như: điện, nước, thức ăn, con giống, chế phẩm sinh học... tăng cao hơn nên mặc dù được mùa tôm nhưng lợi nhuận thu về từ tôm thẻ chân trắng cũng không cao hơn so với mọi năm. Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tại một số vùng nuôi, mặc dù môi trường nuôi đã sử dụng lâu năm song việc cải tạo ao nuôi không được các hộ nuôi chú ý; việc xử lý môi trường ao nuôi còn tùy tiện, không đúng quy trình, nước thải không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Nhiều nơi, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nhất là ở những vùng chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm phải sử dụng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ làm muối nên chưa có hệ thống sông tưới, sông tiêu riêng biệt. Nhiều cơ sở nuôi chưa đáp ứng các điều kiện về quy hoạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nuôi tôm thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nền nhiệt toàn vùng dự báo ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, cao nhất lên tới 36 - 39oC sẽ ảnh hưởng lớn đến NTTS, đặc biệt đối với tôm. Để vụ nuôi tôm xuân hè đạt kết quả tốt, Sở NN và PTNT đề nghị các huyện chỉ đạo các cơ sở nuôi tranh thủ thu hoạch đối với những ao tôm đủ kích cỡ thương phẩm hoặc những ao tôm quá chậm lớn (cá biệt đã có hộ nuôi tôm gần 4 tháng chỉ đạt 200 con/kg). Đối với những ao tôm đã thu hoạch, cần chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ nuôi tôm tiếp theo với những ao đủ điều kiện. Với những ao nuôi vụ 1 bị bệnh hoặc không đủ điều kiện nuôi vụ 2, cần khuyến cáo bà con chuyển sang nuôi một số đối tượng khác như: cá đối mục, cá rô phi, cá sủ đất... là những đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng cải tạo môi trường ao nuôi.

Sau vụ tôm xuân hè, các hộ nuôi tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, cải tạo ao đầm nuôi gối tiếp vụ hè thu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu sản lượng NTTS các loại đạt trên 70,5 nghìn tấn của toàn tỉnh./.

Báo Nam Định, 14/07/2015
Đăng ngày 16/07/2015
Ngọc Ánh
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:49 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:49 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 10:49 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 10:49 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 18/04/2024