Nâng cao chất lượng giống sò huyết

Hiện nay, việc sản xuất nhân tạo con giống sò huyết đã thành công, tuy nhiên chưa đủ cung cấp cho thị trường. Bởi vậy, con giống vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khai thác tự nhiên.

Nâng cao chất lượng giống sò huyết
Chất lượng nghêu giống quyết định thành công của vụ nuôi

Con giống ngoài tự nhiên

Hiện, nguồn giống phục vụ thị trường chủ yếu là từ khai thác tự nhiên. Bởi vậy, trước khi tiến hành lấy giống, người nuôi cần phải điều tra, nắm được diện tích bãi giống, trữ lượng giống để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống và xác định trữ lượng giống dựa trên diện tích bãi giống.

Căn cứ vào khu vực phân bố của sò để lựa chọn vị trí khai thác phù hợp. Trong tự nhiên, sò phân bố ở ba khu vực: Nơi có thủy triều cao, thủy triều vừa và thủy triều thấp. Nhưng số lượng của sò huyết tại ba khu vực này rất khác nhau. Theo các kết quả điều tra, tại vùng thủy triều vừa và thấp thì sò huyết tập trung nhiều nhất. Thời điểm thích hợp để khai thác giống là khoảng 10 - 15 ngày sau khi người nuôi nhìn thấy sò xuất hiện. Có hai hình thức khai thác đang được áp dụng, cụ thể:

Khai thác trên bãi cạn: Chọn thời điểm khi triều xuống lộ mặt bãi, dùng cào cào lớp bùn trên mặt, sau đó sử dụng sàng hoặc rổ đãi bùn loại bỏ rác, tạp vật để lấy sò giống. Mỗi lần lấy giống xong phải san lại mặt bãi cho bằng phẳng để thu giống sò đợt sau.

Khai thác bãi ngập nước: Phương pháp này đòi hỏi quy mô lớn hơn, có thể sử dụng thuyền máy có lưới cào. Thời điểm là vào những ngày có ít sóng hoặc thủy triều bắt đầu xuống nhưng nước vẫn còn ngập bãi. Cách tiến hành tương tự như ở trên.

Dụng cụ: cào, lưới, thuyền máy có lưới cào, sàng, rổ.

Sản xuất giống nhân tạo

Để sò huyết bố mẹ có chất lượng cao, khi lấy sò ngoài tự nhiên về, chúng cần được nuôi ở khu vực triều thấp, có điều kiện thức ăn phong phú, nước lưu thông. Đặc biệt, nuôi với mật độ thưa để thời gian thành thục nhanh. Khi sò đã thành thục, tiến hành sinh sản nhân tạo. Công đoạn này được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Các phương pháp kích thích sinh sản thường được sử dụng gồm:

Kích thích bằng dung dịch Amoniac (NH4OH): tiêm 0,2 - 0,5 ml nước biển có chứa 2‰ Amoniac vào xoang màng áo của sò, sau đó cho vào nước biển đã lọc sạch, 20 phút sau sò sẽ đẻ.

Sử dụng dung dịch Amoniac kết hợp với hạ thấp nhiệt độ: Có thể chia làm phương pháp tiêm và ngâm. Đối với tiêm, sau khi tiêm dung dịch Amoniac cho sò vào nước có nhiệt độ 11 - 13oC trong 90 phút, sau đó vớt sò ra và cho vào nước biển ở nhiệt độ bình thường 28oC, sò sẽ đẻ sau 10 phút. Ở phương pháp ngâm, sò ngâm trong dung dịch Amoniac 1‰, sau 3 giờ vớt sò ra để khô khoảng 90 phút, sau đó thả sò vào nước biển có nhiệt độ 11 - 13oC trong 90 phút, cuối cùng cho vào nước biển có nhiệt độ bình thường, sò sẽ đẻ sau 20 phút.

Hạ nhiệt độ kết hợp nước chảy: Đem sò bố mẹ vào tủ lạnh ở 10oC trong 2 giờ sau đó chuyển sò sang nước biển ở nhiệt độ bình thường. Kích thích nhiệt ở 7 - 12oC kết hợp với nước chảy.

Trứng sò sau khi đẻ được lọc qua lưới phiêu sinh rồi cho vào thau, chậu, sau đó cho tinh dịch vào (tinh dịch có thể lấy bằng các kích thích sinh sản hay giải phẫu). Khuấy đều trong thời gian 30 phút, sau đó rửa lại vài lần, ấu trùng phù du sẽ xuất hiện khoảng sau 2 giờ. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn thụ tinh là 28oC.

Vận chuyển

Sò giống tốt thường có màu trắng hồng, sạch sẽ, không lẫn tạp vật. Tránh thả giống có mùi hôi hoặc lẫn các sinh vật địch hại như cua ốc. Sau khi lấy giống có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Trong quá trình vận chuyển con giống tránh để sò tiếp xúc với nước ngọt đặt biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ, sò giống được đựng trong bao bố, để nơi thoáng mát, vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền. Trong quá trình di chuyển, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng sò giống để sò dễ hô hấp.

Lưu ý, nên duy trì nhiệt độ thấp giúp thời gian vận chuyển lâu hơn và tỷ lệ sống cao hơn.

TSVN
Đăng ngày 26/10/2018
Nguyễn An
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:55 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:55 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:55 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:55 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:55 24/04/2024