Với ao nuôi diện tích phổ biến như hiện nay 1.000 – 1.200 m3, sau thời gian nuôi 3 – 3,5 tháng, cho sản lượng thu hoạch 4 - ≥ 7 tấn, cỡ tôm thu hoạch ≤ 28 – 30 con/kg, tỷ lệ sống ≥ 80 %.
Tuy nhiên, bên cạnh mô hình nuôi tôm thành công, rất nhiều bà con nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao cho sản lượng thấp. Sản lượng thấp do áp dụng kỹ thuật nuôi không hiệu quả, dẫn đến chi phí đầu tư không như kỳ vọng.
Ao nuôi tôm dạng nổi, diện tích nhỏ, chi phí xây dựng tốn kém, môi trường ao nuôi hay biến động, nhất là yếu tố nhiệt độ, kéo theo nhiều biến động bất lợi khác trong ao đối với tôm nuôi. Hạn chế của dạng ao này là không nâng nước theo diễn biến sức tải môi trường, theo tăng trưởng kích thước, trọng lượng tôm theo thời gian nuôi. Thay đổi diện tích ao nuôi, từ ao 1.000 – 1.200 m2 lên ao 1.500 – 1.700 m2 dạng ao chìm, sâu 1,8 - 2m, là việc làm cần thiết. Sử dụng oxy đáy hoặc Nano bubble lúc tôm nuôi trong tháng, quyết định trực tiếp đến thành công mô hình. Ngoài tiết giảm chi phí đầu tư, Nano bubble có lợi điểm là tạo dòng chảy và xi phông triệt để.
Mặt khác, Nano bubble dễ vệ sinh, khả năng ngăn ngừa EHP cao, do EHP hay bám vào các ống thổi oxy đáy, rất khó loại bỏ. Khi tôm lớn, khoảng 50 – 60 ngày nuôi, có thể hỗ trợ thêm oxy đáy khi cần thiết. Cải tiến này giúp bà con giảm rất nhiều chi phí, trực tiếp giảm giá thành sản xuất 1 kg tôm thương phẩm, nâng cao sản lượng. Cải tạo ao nuôi, xử lý nước, đúng hoá chất, đúng quy trình, đảm bảo liều lượng, thời gian.
Con giống chất lượng hoặc con giống không chất lượng quyết định trực tiếp đến thành công mô hình. Thả nuôi con giống chất lượng, hạn chế thả lại nhiều lần, cải tạo ao nuôi nhiều lần. Tôm giống chất lượng sức đề kháng cao, khả năng chống chịu biến động môi trường, dịch bệnh tốt, tỷ lệ sống cao. Tôm giống chất lượng có sức tăng trưởng tốt, ít hao đầu con, tôm về size lớn tốt. Mật độ thả nuôi từ 200 – ≥ 250 con/m2. Ao nuôi được che phủ lưới với độ che nắng 60 - 65%, lắp đặt hệ thống xi-phông, hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động. Sử dụng đạm trong thức ăn phù hợp, phù hợp môi trường nuôi, phù hợp giai đoạn nuôi, phù hợp trọng lượng tôm, size tôm, phù hợp tình trạng sức khoẻ.
Con giống chất lượng hoặc con giống không chất lượng quyết định trực tiếp đến thành công mô hình
Giai đoạn ương, bà con nên dùng thức ăn đạm cao 43 – 45%. Sau 20 ngày ương, đến khi tôm nuôi được 50 – 60 ngày, bà con có thể dùng thức ăn 38 – 40% đạm. Từ ngày nuôi 70 – 80 trở đi, nếu tôm tăng trưởng chậm, bà con có thể dùng thức ăn 42 – 43% đạm để thúc tôm tăng trưởng nhanh, mau về size lớn. Bà con nên kết hợp thu tỉa, san, chuyển tôm, ở giai đoạn này hoặc giai đoạn trước đó, nhằm đảm bảo duy trì tỷ lệ sống, mật độ nuôi phù hợp cho tôm tăng trưởng, hạn chế môi trường biến động xấu, hạn chế dịch bệnh, tạo điều kiện cho tôm tăng trưởng tốt nhất. Sử dụng linh hoạt độ đạm trong thức ăn, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng 70 – 80 % thức ăn so nhu cầu của tôm, giúp tôm phát triển tốt nhất, cung cấp đủ dưỡng chất nhất, tránh dư thừa, hạn chế ảnh hưởng chi phí sản xuất, giảm giá thành, hạn chế môi trường ô nhiễm, tăng sức khoẻ tôm…
Rất nhiều vùng nuôi tôm hiện nay trong cả nước gặp tình trạng tôm đến ngày thu, báo thương lái vào kiểm mẫu, sau đó không thấy thương lái quay lại mua.
Một số tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, hộ nuôi muốn bán tôm, cần báo chính quyền địa phương, cơ quan sở tại, cho người xuống kiểm kháng sinh, có xác nhận không nhiễm, thương lái mới thu mua. Các nhà máy chế biến hiện nay, kiểm soát vấn đề kháng sinh rất nghiêm ngặt.
Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đã đến lúc bà con cần hạn chế tối đa, rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho tôm hiện nay, có khả năng đề kháng kháng sinh.
Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đã đến lúc bà con cần hạn chế tối đa
Mặt khác, dư lượng kháng sinh sẽ là rào cản rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, giá cả, giá trị hàng hoá và thị trường đầu ra con tôm nuôi của bà con. Câu chuyện ép giá, thị trường giá tôm thương phẩm ảm đạm kéo dài, thương lái tự giảm giá trị lô hàng nếu nhiễm kháng sinh đã là câu chuyện hàng ngày. Bà con nuôi tôm vốn đã khó khăn, khi thời tiết, dịch bệnh, môi trường không thuận lợi. Rào cản chất lượng và giá trị hàng hoá, trong đó dư lượng kháng sinh, sẽ làm người nuôi tôm chồng thêm khó khăn.
Hạn chế dịch bệnh bằng vi sinh, enzyme, giảm sử dụng kháng sinh, là xu thế nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay. Vi sinh, enzym trong phòng bệnh, sử dụng định kỳ, ổn định thông số môi trường nước nuôi. Trộn vào thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, gia tăng vi sinh có lợi trong ruột, kích thích nhung mao ruột phát triển, tăng rung động, co thắt, tăng tiêu hoá thức ăn. Bổ sung các Probiotic như Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, Rohodococus…bảo vệ đường ruột, gan tôm. Ứng dụng công nghệ Herbmedotcin, nguồn gốc thảo dược, là sản phẩm thay thế kháng sinh tốt nhất, giúp tăng khả năng kháng bệnh, duy trì sức khỏe đường ruột cho tôm.