Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com

Theo xu thế chung, những năm qua tại TP Hải Phòng, thú chơi cá chép Koi làm cảnh đã được người dân tiếp cận và bắt đầu phát triển nuôi. Tuy nhiên, tình hình sản xuất không ổn định do phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên chưa nắm bắt được thị trường tiêu thụ lớn, kiến thức và kinh nghiệm nuôi cá cảnh chưa đồng đều.

Do vậy, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã nhiều lần phối hợp với Chi cục Thủy sản, phòng NN-PTNT các địa phương tìm các giải pháp phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm cá Koi đạt hiệu quả tốt, nhất là tại huyện An Lão.

Cá chép KoiCá chép Koi được người dân Hải Phòng quan tâm phát triển. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Phòng NN-PTNT huyện An Lão, hiện địa phương này đang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản 798ha, trong đó có 140ha ngoài đê, chủ yếu là khai thác rươi (chiếm 17% diện tích), 16,5ha nuôi cá cảnh (chiếm 2% diện tích).

Cá thương phẩm phần lớn cung cấp cho thị trường trong huyện, riêng đối với cá cảnh cung cấp trong toàn Thành phố và một số tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Hưng Yên thông qua một số tư thương.

Thấy được tiềm năng, xu thế, hiệu quả của nghề nuôi, ương dưỡng cá chép Koi, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, kết hợp với lợi thế để sản xuất nhiều loại cá cảnh, nghề nuôi cá cảnh đã có sự phát triển, nhiều hộ nuôi cho hiệu quả tốt. Trong đó, có 40 hộ nuôi cá Koi với tổng diện tích 16,5ha, bao gồm các xã Chiến Thắng, Mỹ Đức, An Thắng, Quang Trung (huyện An Lão) với lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần nuôi cá thịt.

Anh Vũ Văn Tăng, trú tại xã Mỹ Đức (huyện An Lão) có 1,6ha nuôi trồng thủy sản. Sau khi giải ngũ, anh đã tự mày mò học hỏi nuôi cá chép Koi, sau 2 lần thất bại liên tục, giờ đây anh đã trở thành hộ dân khá giả.

Anh Tăng chia sẻ, so với cá Koi Nhật Bản, cá chép Koi Việt Nam có đặc điểm dễ nuôi, ít bệnh tật, môi trường sống cũng giống như cá thịt thương phẩm nhưng lợi nhuận cao, trung bình giá giao động từ 250 - 300 nghìn đồng/kg.

Thu về hàng tỉ đồng từ cá chép KoiHàng năm, gia đình anh Vũ Văn Tăng thu về hàng tỉ đồng từ cá chép Koi. Ảnh: Đinh Mười.

Nuôi cá chép Koi Việt Nam không mất quá nhiều thời gian, khi đã đưa nhiều công nghệ vào chăm sóc, cho ăn, hoàn toàn có thể làm thêm việc khác. Với chi phí khoảng 60.000đ/kg, người nuôi cá có thể lãi gấp nhiều lần so với các loại cá thương phẩm khác.

“Giá thức ăn cho cá chép Koi thường cao và không thể bán xô cả một lúc, lượng mua cũng không nhiều, phải bán lác đác trong cả năm mới hết nhưng giá trị kinh tế thì không cần bàn cãi, tính tổng thể thì lợi nhuận là khổng lồ”, anh Tăng bộc bạch.

Theo anh Tăng, hiện nay, thị trường cá chép Koi còn rất lớn, tuy nhiên giống thuần chủng không còn nhiều, người nuôi cần tìm giống thuần chủng lai tạo giống tốt để nâng cao giá trị. Do vậy, gia đình anh đang hoàn thiện hồ sơ để xin làm trại ương giống, đồng thời mua cá chép Koi Nhật Bản về để tạo ra những giống thuần chủng, đẹp. Sau khi đã hoàn thành được việc đăng kí nhãn hiệu, sẽ hướng tới xuất khẩu, trước mắt là các nước Đông Nam Á.

“Nuôi cá Koi không khó và lãi rất lớn, thị trường trong 5 năm tới vẫn còn thoải mái, tôi mong muốn cơ quan chức năng quan tâm hơn, có chiến lược để giúp chúng tôi tạo ra được thương hiệu cá Koi Việt Nam để xuất khẩu”, anh Tăng chia sẻ.

Cá chép Koi dễ nuôiCá chép Koi dễ nuôi, lợi nhuận lớn. Ảnh: Đinh Mười.

Ngoài các hộ dân ở An Lão, hàng trăm hộ dân khác ở Hải Phòng cũng đã và đang chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi cá chép Koi và đều cho thu nhập "khủng". Tuy nhiên, hiện nay phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung còn gặp một số khó khăn như hiểu biết về kỹ thuật nuôi còn hạn chế, chưa đồng đều, đặc biệt trong công tác phòng trừ dịch bệnh.

Có thể nói, thú vui nuôi cá chép Koi làm cảnh và phong thủy không chỉ phổ biến ở Nhật mà lan tỏa ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loài cá không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn nổi tiếng với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, rất cần nghiên cứu và nhân rộng bài bản.

“Giá cá chép Koi có nhiều loại, tùy kích cỡ, màu sắc… mà có giá khác nhau. Loại thấp nhất 150.000 đồng/kg đối với cá Việt Nam, cá Koi được nhập trực tiếp từ Nhật Bản có giá cao bởi kích thước lớn, sau khi nuôi có thể dài tới hơn 1m, nặng hàng chục kg, màu sắc đẹp, rõ nét, giá bán 20 – 30 triệu đồng/con, có con đặc biệt lên đến 50 triệu đồng”, anh Vũ Văn Quân, hộ nuôi cá Koi tại thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) cho biết.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/11/2022
Đinh Mười
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:21 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:21 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:21 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:21 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:21 16/06/2025
Some text some message..