Natri betonic - Nguyên liệu trị bệnh mới trên cá da trơn

Nghiên cứu đầu năm 2018 cho thấy cá da trơn bị nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila sau khi dùng chế độ ăn giàu Natri betonic đã làm cải thiện đáng kể khả năng sinh trưởng, miễn dịch bẩm sinh và kháng bệnh của cá.

Natri betonic - Nguyên liệu trị bệnh mới trên cá da trơn
Natri betonic - Nguyên liệu trị bệnh mới trên cá da trơn

Đề phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, các nhà khoa học trên thế giới không ngừng tìm kiếm nguyên liệu trị bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bên cạnh các sản phẩm thảo mộc thì các nguyên liệu hình thành từ các quá trình khoáng hóa địa chất cũng đang được tăng cường nghiên cứu.

Bentonite là loại khoáng sét có tính hút nước có độ nhớt cao chủ yếu được hình thành bởi sét montmorillonite. Thường hình thành từ quá trình phong hóa tro núi lửa.

Bentonite được dùng rất phổ biến trong chế biến TACN, giúp hấp thu độc tố và tạo sự kết dính trong vo viên (binder) với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các chất kết dính khác.

Trước đây các nghiên cứu về khoáng Bentonite cho thấy chúng giúp động vật thủy sản cải thiện màu sắc của da, cấu trúc xương, tăng cường miễn dịch, tăng tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng.

Trong đó, Natri Bentonite (Al2H2Na2O13Si4) là một trong những sản phẩm khoáng hóa hiệu quả trên thủy sản được phát hiện gần đây, có thể bổ sung vào quá trình điều trị bệnh cho cá giúp biện pháp trị bệnh trở nên hiệu quả hơn.

Bentonite trên cá, Bentonite clay in fish, Bentonite clay, Bentonite với cá, nguyên liệu thủy sản

Công thức cấu tạo của phân tử Natri bentonite

Nghiên cứu chế độ ăn bổ sung Bentonite trên cá

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn cho cá bổ sung Natri Bentonite (SB) trên cá nheo (Heteropneustes fossilis) đối với sự nhiễm khuẩn Aeromonas hydrophila đã được thưc hiện bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Sau 30 ngày, tiến hành đánh giá tăng trọng và tốc độ tăng trưởng cụ thể của cá. Sau đó đánh giá phản ứng của cá khi gây nhiễm thực nghiệm vi khuẩn Aeromonas hydrophyla.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Khẩu phần 5% SB có khả năng tăng trọng và tốc độ tăng trưởng cao hơn những nhóm khác.
Tương tự, ở nhóm được cho ăn khẩu phần ăn 5% hoặc 10% SB trong giai đoạn thử nghiệm hoạt động miễn dịch tăng đáng kể khi cá nhiễm bệnh so với nhóm đối chứng sau 2 và 4 tuần bổ sung SB.

Tỷ lệ tử vong tích lũy thấp (10% và 15%) được quan sát thấy khi cá bệnh được cho ăn khẩu phần ăn 5% và 10% SB trong 30 ngày.

Kết quả cho thấy cá da trơn bị nhiễm bệnh do Aeromonas hydrophila sau khi dùng chế độ ăn giàu Natri betonic 5%  sau  đã làm cải thiện đáng kể khả năng sinh trưởng, miễn dịch bẩm sinh và khả năng kháng bệnh đối với A. hydrophilla. Do đó, Natri Bentonite có thể được sử dụng như một phụ gia thức ăn để kích thích miễn dịch và chống lại bệnh tật trong việc sản xuất có hiệu quả cá da trơn nước ngọt.

Xem báo cáo gốc

Đăng ngày 14/02/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:10 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:10 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:10 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:10 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:10 11/10/2024
Some text some message..