Nên ăn tôm hay ăn cá? Trẻ em ăn nhiều có tốt không?

Tôm và cá là những thủy hải sản rất đỗi quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Hai loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ em ăn nhiều tôm cá có tốt không và nên ăn tôm hay ăn cá. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Món tôm
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé, bố mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn những món hải sản từ tôm, cua, cá

Trẻ bao nhiêu tuổi thì bắt đầu ăn tôm cá 

Khi trẻ đạt được cột mốc 7 tháng tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã đạt được cấu tạo hoàn chỉnh. Cùng với đó, hệ tiêu hóa của trẻ đã cứng cáp, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn như tôm và cá. Do đó, các bậc phụ huy hãy yêu tâm, bắt đầu từ 7 tháng tuổi trở lên là em bé của bạn đã có thể ăn tôm cá rồi đấy nhé.

Trẻ emPhụ huynh có thể cho bé ăn tôm cá khi con được 7 tháng tuổi trở lên

Nhìn chung, tôm cá là những loại thực phẩm bình thường như bao loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tôm cá gây nên dị ứng bởi các Acid Amin tồn tại trong 2 loài vật này. Bởi nếu xảy ra dị ứng rất nguy hiểm. Đó là lý do tại sao, trẻ em dưới 7 tháng tuổi không nên ăn tôm cá. 

Còn đối với trẻ em trên 7 tháng tuổi, các acid amin lại dễ dàng được tiêu hóa. Ngoài ra, tôm cá là 2 loại thực phẩm giàu canxi và nhiều khoáng chất. Một lời khuyên duy nhất dành cho các ông bố bà mẹ là hãy cho con ăn một lượng vừa đủ. Tránh tình trạng dung nạp quá nhiều, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. 

Những lợi ích mà tôm cá mang lại 

- Tôm và cá chứa một lượng lớn Protein nhiều hơn so với các loại thịt gia cầm. Ngoài ra, các loại Acid amin có trong 2 loại động vật này còn giúp trẻ dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn. 

- Chứa hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là A và D. Đây là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho việc phát triển xương và hỗ trợ chức năng của đường ruột. 

- Trong tôm cá còn có chất mucopolysaccharide, chống lại một số căn bệnh ung thư nguy hiểm. 

- Đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện. 

Như vậy, trong khẩu phần ăn của bé, bố mẹ nên thay đổi món thường xuyên. Bổ sung các loại tôm cá mà bé yêu thích. Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra tác dụng ngược. 

Nên ăn tôm hay ăn cá?

Sau khi đã biết được một số lợi ích mà tôm cá mang lại cho trẻ nhỏ. Thì tồn tại song song với đó là một số thắc mắc, nên cho con ăn tôm hay ăn cá nhiều hơn? Bởi vì nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng tôm mới tốt.

Cá hồiCá chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn hẳn tôm. Ảnh: giadinh.mediacdn.vn

Hai loài hải sản này đều có tỷ lệ dinh dưỡng một chín, một mười. Do đó, để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của bé. Chúng ta nên cần bằng giữa 2 cá và tôm. Đặc biệt, nếu xét về các nhóm chất béo tốt thì cá lại có phần nhỉnh hơn. Bởi trong cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với tôm và cua.  

Mặt khác, chúng ta nên tôn trọng ý muốn của trẻ. Nếu con thích ăn tôm hơn thì khẩu phần tôm trong tuần sẽ nhỉnh hơn so với cá. Như vậy sẽ tạo không khí buổi ăn luôn vui vẻ, cơ thể con cũng sẽ hấp thụ tốt hơn. 

Lưu ý đặc biệt khi ăn tôm và cá 

Cá và tôm là 2 loại hải sản cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Và nên ăn cá hay ăn tôm thì bố mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây: 

- Trong một số trang trại nuôi tôm cá, để kiểm soát mầm bệnh và vi khuẩn gây hại. Nhiều chủ trang trại đã sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh. Chúng vượt ngưỡng sự do phép. Do đó, bố mẹ nên kỹ càng trong việc chọn mua thực phẩm tại những cửa hàng đáng tin cậy.

- Để tránh nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại độc tố, bố mẹ cần nấu chín thức ăn. Đối với trẻ 7 tháng tuổi, nên chế biến thức ăn nhỏ, mềm mịn.  

- Đối với cá cần làm sạch phần xương, đối với tôm thì nên lột vỏ để chế biến. Không khuyến khích bố mẹ tận dụng vỏ tôm để bổ sung canxi cho bé, điều này là hoàn toàn sai lầm.

Như vậy, tôm với cá là hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Bố mẹ nên cung cấp xen kẽ 2 loại thức ăn này nhé. Và nên ăn cá hay ăn tôm sẽ phụ thuộc và sở thích của bé, nên cha mẹ không cần quá quan tâm về vấn đề này.

Đăng ngày 13/06/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:38 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:38 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:38 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:38 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:38 16/11/2024
Some text some message..