Ngăn chặn cá tầm nhập lậu

Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, các nhà sản xuất nuôi trồng cá tầm tại Tây Nguyên, các nhà phân phối thủy hải sản tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Nam bộ vừa gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ phản ánh tình trạng cá tầm nhập lậu xuất xứ Trung Quốc đang gây nguy hại đến thị trường cá tầm trong nước và yêu cầu sự hỗ trợ của Nhà nước dẹp tình trạng này.

cá tầm, nhập lậu
Nuôi cá tầm tại Đà Lạt (ảnh do các đơn vị kiến nghị cung cấp)

Theo đơn kiến nghị, thời gian gần đây, hàng ngày có từ 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP. Hồ Chí Minh qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rất thấp, chỉ từ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá cá tầm được sản xuất trong nước và đang được bán ra tại thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho số lượng cá tầm đang nhập vào TP. Hồ Chí Minh không phải là cá tầm được sản xuất trong nước mà là cá tầm có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc, đơn kiến nghị chỉ rõ, hiện nay, các nhà sản xuất cá tầm tại miền Bắc chỉ có quy mô nhỏ, sản lượng thấp, chưa đủ cung cấp cho thị trường miền Bắc nên không thể vận chuyển đi các vùng miền khác. Hơn nữa, cá tầm sản xuất tại miền Bắc đã có giá bản sỉ tại hồ khoảng 150.000 - 160.000 đồng/kg nên không thể vận chuyển bằng đường hàng không vào TP. Hồ Chí Minh mà lại bán với giá thấp dưới giá bán sỉ tại miền Bắc. Ngoài ra, các nhà sản xuất khối lượng lớn cá tầm trong nước hiện nay đều tập trung tại các hồ ở Tây Nguyên cũng khẳng định rằng, việc vận chuyển cá tầm về TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn bằng đưòng bộ vì giá thành rẻ hơn vận chuyển bằng đường hàng không. Theo đó, số lượng cá tầm hàng ngày đang được nhập vào TP. Hồ Chí Minh không phải là cá tầm được sản xuất trong nước mà là cá tầm có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc.

Điều này cũng đã được ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) khẳng định, CITES Việt Nam chỉ mới cấp phép cho một doanh nghiệp nhập khẩu trứng và cá tầm giống. Với cá tầm thương phẩm, CITES Việt Nam chưa hề cấp giấy phép nhập khẩu nào.

Tình trạng cá tầm nhập lậu giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào nước ta ngày càng phổ biến không những đang làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm trong nước, đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất, khiến hàng ngàn nông dân bị mất việc làm, mà còn là mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trước thực trạng này, đại diện các đơn vị trên kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành, địa phương tăng cường việc chỉ đạo công tác chống buôn lậu cá tầm Trung Quốc; tăng cường các trạm kiểm dịch tại các khu vực cửa khẩu; giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay cho cá tầm nhập lậu vào Việt Nam...

Đăng ngày 04/07/2013
Tuấn Kiệt
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 23:22 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 23:22 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 23:22 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 23:22 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 23:22 19/12/2024
Some text some message..