Ngành thủy sản: Doanh nghiệp và ngư dân phải chủ động nâng tiêu chuẩn

Muốn phát triển nghề cá bền vững thì phải tham thảo các tiêu chuẩn quốc tế, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có những biến động lớn, doanh nghiệp và ngư dân phải tự nâng tiêu chuẩn của mình lên và tự chuẩn hóa để có thể đứng vững và phát triển.

Cá ngừ
Muốn phát triển bền vững, ngành thủy sản cần chủ động nâng tiêu chuẩn

Kết thúc năm 2019, Thẻ vàng của EU đối với thủy sản Việt Nam chưa được gỡ

Tại Hội nghị công bố kết quả kiểm tra lần 2 của Đoàn Thanh tra EC về khai thác IUU do Tổng Cục thủy sản – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 28/12 tại TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Hùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, qua 10 ngày làm việc tại Việt Nam (từ 5 – 14/11/2019), ngày 19/12, EC đã có công thư thông báo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC đối với Việt Nam về khai thác IUU. Trong đó, công bố nổi bật nhất đó là EC vẫn chưa đồng ý rút lại thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam. Và chừng nào Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề của tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài thì EC sẽ không rút thẻ vàng.

Theo ông Hùng, EC đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm của Việt Nam trong việc chống khai thác IUU, triển khai các khuyến nghị của EC, trong đó, đặc biệt ghi nhận những nỗ lực trong hoàn thiện khung pháp lý chống khai thác IUU; ghi nhận thiện chí hợp tác, minh bạch và trung thực trong cung cấp thông tin giữa EC và Việt Nam; đồng thời khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đi đúng hướng như đã nỗ lực triển khai lắp thiết bị giám sát tàu cá, ban hành Quyết định giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản xa bờ cho 28 tỉnh ven biển....

Trung Quốc siết nhập khẩu đường tiểu ngạch, ngư dân gặp khó

Năm 2019 được coi là một năm nhiều sóng gió đối với các ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Việc quá lệ thuộc vào thương lái Trung Quốc đã khiến cho ngư dân nhiều tỉnh điêu đứng khi thương lái Trung Quốc ép giá hoặc dừng, không thu mua hải sản đã khai thác.

Cuối tháng 6/2019, ngư dân tại Núi Thành – “thủ phủ” khai thác hải sản của Quảng Nam rơi vào tình trạng mất ăn, mất ngủ vì hàng nghìn tấn mực khô đã được đánh bắt không có đầu ra. Nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc dừng thu mua hoặc nếu có thì thu mua với giá chưa bằng 1 nửa giá bình thường.

Sự việc chưa lắng xuống thì đến cuối tháng 7, đầu tháng 8/2019, ngư dân tại tỉnh Quảng Trị lại cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hàng nghìn tấn cá nục khô, mực khô ế chất đầy kho, không có người thu mua.

Nguyên nhân sâu xa của sự việc xuất phát từ việc Trung Quốc thực hiện siết chặt nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có mực khô muốn vào Trung Quốc phải đi theo đường chính ngạch. Và phía Trung Quốc yêu cầu chủ hàng phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng cá, mực và chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Mà các mặt hàng này thu mua trực tiếp tại ngư dân, nên không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đặc biệt, vì nhiều tàu cá không thực hiện Nhật ký khai thác, không tuân thủ việc khai thác đúng vùng biển nên không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế như một số thời hạn về đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị hành trình đối với tàu cá dài hơn 15m trở lên khó khả thi; mẫu chứng thư khai thác còn thiếu một số thông tin so với quy định của EC; chưa yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của các lô hàng nhập khẩu để chứng minh nguồn gốc sản phẩm hợp pháp khi xuất sang EU; việc triển khai Luật Thủy sản và các văn bản pháp lý liên quan còn hạn chế; quy mô đội tàu lớn dẫn đến việc quản lý cường lực khai thác còn rất đáng quan ngại; tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải chủ động “tiêu chuẩn hóa”

Theo Tổng Cục Thủy sản, trên thực tế, còn nhiều ngư dân, doanh nghiệp coi nhẹ việc tuân thủ các quy định của EC về khai thác IUU. Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Thủy sản cho biết, một số doanh nghiệp, ngư dân thậm chí còn đặt câu hỏi tại sao nghề cá tại Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc từ EC. “Chúng tôi khẳng định là nghề cá Việt Nam không phải nghe ai cả. Nhưng nếu muốn phát triển nghề cá bền vững thì phải tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế, để chuẩn hóa mình”, bà Trang Nhung nói.

Cũng cùng quan điểm như trên, trong cuộc trao đổi với Báo Công Thương mới đây, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, cho rằng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, tác động tiêu cực đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì các doanh nghiệp, ngư dân phải tự mình nâng cao tiêu chuẩn cho bản thân mình, chủ động đa dạng nhiều thị trường, giảm thiểu tối đa việc lệ thuộc vào một thị trường nhất định, ví dụ như Trung Quốc, để có thể đứng vững và phát triển trong thị trường chung của toàn cầu.

“Gần đây Trung Quốc đã nâng các tiêu chuẩn quy định xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là quy tắc xuất xứ. Do ngư dân quá lệ thuộc vào một thị trường chính là Trung Quốc và không có sự chuẩn hóa nên bị động và lúng túng khi Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói và khuyến nghị “doanh nghiệp, ngư dân Việt hãy tìm liên kết, tìm một thị trường mới thay vì lệ thuộc thị trường Trung Quốc. Bởi chính thị trường Trung Quốc bây giờ cũng đang thanh lọc và họ đang tự nâng dần các tiêu chuẩn của mình lên”.

Công Thương
Đăng ngày 31/12/2019
Vũ Lê
Kinh tế

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 21:35 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 21:35 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 21:35 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 21:35 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 21:35 15/01/2025
Some text some message..