Ngành thủy sản loay hoay tìm cơ hội trong bão đại dịch COVID-19

Cùng chung nỗi lo với những mặt hàng nông sản, ngành thủy sản cũng đang đối mặt với đại dịch COVID-19, bởi hàng hóa đến vụ thu hoạch song không thể xuất sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chính. Song ngay lúc này, theo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã chính thức được Nghị Viện châu Âu (EP) thông qua sẽ là cơ hội mới cho hàng loạt các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam thâm nhập vào EU trong thời gian tới…

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Minh

Rớt giá thảm hại!

Theo Bộ Công Thương, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nên khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp xuất khẩu chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.

Trong lúc này, người nuôi cá tra thương phẩm lẫn cá tra giống Đồng bằng sông Cửu Long) ĐBSCL như ngồi trên đống lửa bởi giá bán xuống dốc thảm hại và chưa có tín hiệu dừng lại. Điều này đồng nghĩa với việc người nuôi sẽ còn lỗ nặng.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ tháng 12/2019 đến nay, giá cá tra nguyên liệu và cá tra giống ở ĐBSCL giảm 30 - 50% do thị trường xuất khẩu gặp khó. Những địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất là huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, TX. Tân Châu (An Giang); huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp); TP. Ngã Bảy, huyện  Châu Thành, Châu Thành A (Hậu Giang); huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai (TP. Cần Thơ); huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa (Long An)…

Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX Nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, TP. Ngã Bảy cho biết: “Thị trường cá tra năm nay biến động quá lớn khiến người nuôi trở tay không kịp. Trước đây, giá cá từ 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng hiện nay, chỉ còn từ 16.000 - 17.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành đầu tư từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. “Dù giá cá rơi tận đáy nhưng doanh nghiệp không mua bởi đầu ra do thị trường chủ yếu là Trung Quốc đã ngừng thu mua. Vì vậy, tất cả đành “bó tay” đợi COVID-19 đi qua. Hiện nay, nhiều hộ không bán được đành cho cá ăn cầm chừng, cá càng lớn lại càng mất giá”.

Không xuất khẩu được sang Trung Quốc, người nuôi tôm hùm cũng lao đao vì giá rẻ, không có nơi tiêu thụ. Nhiều chuỗi thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đã thu mua hỗ trợ nông dân nhưng không thể tiêu thu hết. Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình (Khánh Hòa) cho biết, toàn xã Cam Bình vẫn đang nuôi cầm chừng vì hơn 100 tấn đến thời điểm xuất chưa được thương lái thu mua dù giá chỉ khoảng 1,2 triệu đồng/kg, tôm hùm baby khoảng 500.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất ba năm qua. Tôm hùm trước đây 70% là xuất đi Trung Quốc nên hiện tại tôm đã đến kỳ thu hoạch nhưng không biết bán cho ai? Tại Sông Cầu (Phú Yên), nơi có khoảng 70.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm, trong đó, gần 10.000 lồng nuôi tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng không có thương lái mua. Để giảm chi phí, một số hộ đã bớt khẩu phần ăn của tôm còn khoảng 40 - 60% so với trước và nuôi thêm hàu để cho tôm ăn nhằm giảm chi phí. Người dân đành tiếp tục nuôi đàn tôm quá lứa.

Theo các thương lái chuyên xuất khẩu tôm hùm đi Trung Quốc, từ trước Tết, mặt hàng này đã khó tiêu thụ vì phía Trung Quốc giảm thu mua. Nhưng nay khi dịch COVID-19 lên cao, họ đã ngưng hẳn.

Cùng chung “số phận”, từ sau Tết đến nay, người nuôi cua biển Cà Mau, Khánh Hòa gặp khó khăn khi giá mặt hàng này rớt mạnh vì không xuất được do Trung Quốc siết chặt các cửa khẩu bởi dịch COVID-19 bùng phát. Hiện, cua biển Cà Mau cũng không xuất bán được sang Trung Quốc nên giá giảm mạnh. Từ 650.000 - 700.000 đồng/kg trước Tết, cua gạch Cà Mau hiện chỉ còn khoảng 300.000 đồng; cua thịt cũng giảm một nửa, giá còn khoảng 200.000 đồng/kg. Thông thường, mỗi ngày, khu vực này xuất khẩu khoảng 1 tấn cua thương phẩm, nay chỉ bán được cho thị trường nội địa.

Ngoài cua và tôm hùm, các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam về tạm dừng việc giao hàng và chờ khi có thông tin mới.

Tìm kiếm cơ hội mới

Đứng trước khó khăn của nền kinh tế do đại dịch COVID-19, một tín hiệu đáng mừng đã đến, mở ra cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới cho ngành thủy sản Việt Nam đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam - EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã chính thức được Nghị Viện châu Âu (EP) thông qua tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg (Pháp) chiều 12/2. Điều này được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ tạo đòn bẩy tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thủy sản.

EVFTA sẽ xóa bỏ hơn 99% số dòng thuế theo lộ trình, tạo thuận lợi cho các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường EU như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ… Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến có thể tăng thêm 20% trong 2 năm tới. EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường với 508 triệu dân và GDP khoảng 18.000 tỷ USD. Nghiên cứu của Bộ KH&ĐT, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Với ngành hàng thủy sản, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này chiếm 17 - 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; trong đó sản phẩm tôm chiếm 22%, cá tra 11%, các mặt hàng hải sản 30 - 35%. EVFTA có hiệu lực, khoảng 50% số dòng thuế sẽ được giảm về 0% và 50% số dòng thuế còn lại sẽ về 0% sau từ 3 - 7 năm...

Đại diện VASEP cho rằng, khi COVID-19 đang bùng phát mạnh, tác động đến nhiều ngành kinh tế thì EVFTA thực sự là cánh cửa rộng mở cho thủy sản Việt Nam. Bởi, ngoài cắt giảm thuế, EVFTA còn giúp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với các nước như Ấn Độ, Thái Lan... Tuy vậy, để tận dụng tốt “sân chơi” này, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để vượt qua các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn, trong khi sản phẩm của Việt Nam so các nước đối tác FTA kém cạnh tranh hơn về giá.

Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 18/02/2020
Minh Thư
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:52 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:52 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:52 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:52 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:52 26/11/2024
Some text some message..