Nuôi trồng thủy sản đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 150.000 hộ, với hơn 370.000 lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân. Tôm Cà Mau đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận (ASC, B.A.P, GlobalGAP, Eu, Nuturland... tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt trên 1,1 tỷ USD.
Hiện, tỉnh Cà Mau đã xây dựng Đề án và kế hoạch để triển khai thực hiện; giai đoạn 2014 – 2020 xác định 5 ngành hàng chủ lực gồm: Tôm, cua biển, lúa, chuối và gỗ.
Để giúp Cà Mau thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn để Cà Mau đầu tư nâng cấp đê biển Tây, xây dựng mới đê biển Đông; các dự án kè bảo vệ bờ sông, bờ biển, trồng rừng bảo vệ đê biển trên địa bàn tỉnh; đầu tư nạo vét, mở rộng hệ thống sông rạch vùng ngọt để nâng cao năng lực cấp, thoát và trữ nước phục vụ sản xuất; đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ điều tiết, quản lý chất lượng nước phục vụ sản xuất lúa - tôm; đầu tư các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, thay thế dần nguồn nước ngầm.
Năm 2018, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất; nâng cao khả năng cạnh tranh, thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường”. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 2,8 - 3%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 37- 38 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra một số hạn chế của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Năng suất lao động còn thấp, thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, các yếu tố đầu vào của ngành như phân bón, giống chưa được quản lý tốt, thương mại điện tử trong nông nghiệp chưa phát triển đáng kể, nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển nông thôn mới.
Nạn chặt phá rừng là vấn đề lớn, đe dọa sự phát triển của đất nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng đến giá trị xuất khẩu hơn là lượng xuất khẩu thô và chú ý đến vấn đề xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, tiếp tục đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.