Nghệ An: Chuẩn bị tốt nhất để có vụ nuôi tôm 2019 thành công

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, năm 2018, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, khí hậu... nhưng người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ngày càng đầu tư theo hướng thâm canh, ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng; quan tâm và có những bước phát triển tốt.

Nghệ An: Chuẩn bị tốt nhất để có vụ nuôi tôm 2019 thành công
Ảnh: TTKNNA

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 21.305 ha, bằng 101% KH và bằng 100% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó diện tích nuôi ngọt đạt 18.900 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.405 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 52.964 tấn, bằng 104% kế hoạch và bằng 105% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt 41.517 tấn; sản lượng nuôi mặn lợ đạt 11.447 tấn (sản lượng tôm là 7.283 tấn). Hình thức nuôi ngày một đa dạng, nhiều hình thức nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường được ứng dụng và bước đầu cho kết quả khả quan như nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP,  nuôi thâm canh, bán thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi luân canh với hình thức một vụ tôm một vụ cá và nuôi thâm canh vụ 1, nuôi quảng canh cải tiến. Trong đó hình thức nuôi  thâm canh và bán thâm canh phát triển mạnh. 

Phát huy thành quả đạt được năm 2019 Ngành cũng đã đề ra một số chỉ tiêu: Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 21.500 ha, trong đó diện tích nuôi ngọt 19.050 ha; nuôi mặn lợ 2.450 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 52.000 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi ngọt đạt 41.000 tấn, Sản lượng nuôi mặn, lợ đạt 11.000 tấn (trong đó tôm đạt 6.800 tấn). Sản xuất giống: Sản xuất, ương gièo tôm giống 1.750 triệu con, sản xuất cá giống các loại đạt 700 triệu con. Tổng sản lượng khai thác hải sản: 139.000 tấn; Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội đồng: 5.000 tấn. Xây dựng các mô hình khuyến ngư cần gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh và định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay, sản xuất gắn với chuỗi giá trị nhằm phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình.

Để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm năm 2019, ngày 20/12/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT đã có thông báo lịch thời vụ, theo đó các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Nghệ an đồng loạt được phép thả tôm giống cho vụ nuôi chính năm 2019 từ 01/3 đến 30/6 đối với tôm thẻ chân trắng và 05/4 đến 20/5 đối với tôm sú. Đến thời điểm này các hộ nuôi tôm đang khẩn trương cải tạo ao đầm, lấy nước và tìm nguồn tôm giống chất lượng để thả nuôi cho kịp thời vụ. Do đó, việc tuân thủ các quy định, khuyến cáo của của cơ quan chức năng cũng như các quy trình kỹ thuật là yếu tố quyết định sự thành công của người nuôi tôm năm 2019 này. 

 Cụ thể, bà con chỉ nên thả nuôi 1 vụ/năm đối với tôm sú, và tôm thẻ chân trắng sau vụ chính những vùng nuôi độc lập, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật  thì có thể tiến hành thả vụ thu đông từ 01/9 - 30/10/2019.

Về các yêu cầu kỹ thuật bà con cần phải chuẩn bị ao nuôi và ao chứa nước tiến hành theo ba bước: Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa. Loại bỏ các địch hại có trong ao (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp…). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. Bước 2: Đối với ao nền đất bón vôi bột nông nghiệp và phơi đáy ao từ 20 - 30 ngày. Số lượng vôi từ 3 - 3,5 tấn/ha. Bước 3: Đối với ao đất: Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH.  Riêng với ao lót bạt cần vệ sinh khử trùng, rửa sạch ao và rải vôi CaO hòa nước sệt tưới vào các kẽ bạt.

Lưu ý: Tốt nhất bón 50% vôi bột CaCO3 và  50% dolomit CaMg(CO3). Đối với ao lót bạt chủ yếu bón dolomit [CaMg(CO3)] cho đến khi đo độ kiềm đạt theo tiêu chuẩn thả.

Công tác lấy nước và xử lý nước thực hiện theo bốn bước:

Bước 1: Lấy nước vào ao chứa qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để ổn định 3 - 7 ngày. Bước 2: Chạy quạt nước liên tục trong 2 - 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng. Bước 3: Sau chạy quạt nước liên tục 2 - 3 ngày (để trứng cá tôm nở hết)  bắt đầu diệt tạp bằng Saponin 15 - 16g/m3 (nếu độ mặn nước ao thấp < 20‰ nên ngâm trước 1 đêm và thêm muối vào để đạt độ mặn 30‰ để tăng hiệu quả diệt tạp); Sử dụng Iodine bột, 400g/1000m3 (sử dụng Cồn 900 hòa tan Iodine), cứ 5 lít cồn hòa tan 1kg Iodine, sau khi hòa tan hết pha loãng với nước và tạt khắp ao, xử lý lúc 5 - 6h sáng tăng hiệu quả của Iodine do thời điểm đó oxy và pH thấp nhất. Ngày hôm sau kiểm tra độ kiềm đạt 100 -120mg/l, nếu thấp bón Dolomite (vôi đen) cho đến đạt tiêu chuẩn. Bước 4: Cấp nước từ ao chứa sang ao nuôi qua túi lọc, độ sâu nước từ 1,3-1,4m.

Gây màu nước, tùy vào điều kiện của từng ao và kinh nghiệm nuôi của bà con, tuy nhiên có thể tham khảo cách cách sau:

Cách 1 tiến hành theo công thức 2:1:2 (thành phần gồm 2 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành). Trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 - 3 ngày. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 3 - 4 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 - 40 cm). 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).

Cách 2 thực hiện theo công thức 3:1:3 (thành phần gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 3 kg bột đậu nành). Công thức này không cần nấu chín, trộn đều sau đó ủ kín trong 12 giờ. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 - 40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).

Cách 3: Dùng 5 - 6 lít mật + 15g men bánh mỳ + 1kg thức ăn số 0 + 2 lít nước ngọt sạch khuẩn ủ trong thời gian 24 giờ, dùng cho 1000 m3, gây màu nước liên tục trong 7 - 10 ngày đầu, thời điểm gây màu tốt nhất từ 7 - 8 giờ sáng.

Cách 4: Sử dụng một số chế phẩm vi sinh chất lượng có trên thị trường để gây màu vd: Dùng 250g Men vi sinh + 20 lít nước sạch + 2kg bột đậu nành ủ yếm khí 24 h té đều cho 2.000 m3 nước, cách 2 ngày/1 lần làm trong vòng 3 lần, sau 6 ngày kiểm tra chất lượng nước, pH, Kiềm, độ trong ... đảm bảo tiêu chuẩn thì tiến hành thả giống.

 Chọn tôm giống, cần chọn con giống đạt chuẩn Post 15 đối với tôm sú và Post 12 đối với tôm thẻ chân trắng, đồng thời thử chất lượng tôm giống bằng cảm quan với các tiêu chí như kích cỡ đồng đều, đường ruột to, tỉ lệ ruột/cơ đạt chuẩn 1/4, bơi lội linh hoạt. Kế tiếp tiến hành gây sốc bằng cách hạ đột ngột độ mặn chỉ còn 50% (ví dụ từ 20‰ xuống 10‰), hoặc sốc Formol với liều lượng 2 lít/10 lít nước trong 1 giờ, nếu tỉ lệ sống tôm trên 90% là đạt yêu cầu. Sau đó tiến hành kiểm dịch tôm giống bằng phương pháp PCR tại các cơ quan kiểm dịch giống thủy sản của các tỉnh/thành để chắc chắn tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh; Đối với tôm thẻ chân trắng, tôm giống trong đàn có độ đồng đều cao, đồng thời áp dụng các phương pháp chọn tôm giống tương tự như đối với tôm sú.

 Về việc thả giống, bà con nên yêu cầu các trại giống thuần hóa độ mặn giữa trại ương tương ứng với độ mặn trong ao nuôi. Khi thả tôm giống cần chọn thời điểm trời mát (buổi sáng, chiều tối) và tiến hành ngâm bao tôm vào nước khoảng 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước tôm trong bọc và ao nuôi trước khi thả. 

 Mật độ thả nuôi nên ở mức từ 15 - 20 con/m2 đối với tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh và từ dưới 6 - 8 con/m2  có thể kết hợp nuôi cua, cá nước lợ đối với nuôi quảng canh cải tiến. 

Riêng tôm chân trắng thì thả nuôi từ 70 đến 150 con/m2 đối với vụ chính từ 50 - 100 con/m2 đối với vụ  Thu - Đông. không nên thả quá dày sẽ khó quản lý, dễ xảy ra bệnh tật và rủi ro cao.

Các khâu quản lý chăm sóc và phòng bệnh tuân thủ theo các bước quy trình kỹ thuật.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 07/04/2019
Trần Trung Thành
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:34 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:34 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:34 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:34 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:34 18/11/2024
Some text some message..