Nghề làm muối ở đồng muối hơn 100 tuổi Cà Ná

Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km nhiều nắng, gió cho hạt muối mặn đậm đà mà thanh, là nguyên liệu làm ra loại nước mắm Cà Ná thơm ngon.

Quy trình làm muối ở đồng muối Cà Ná
Làm muối ở đồng muối hơn 100 tuổi Cà Ná

Hạt muối Cà Ná được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị mặn đậm đà mà thanh. Nước mắm Cà Ná thơm ngon nổi tiếng xa gần, cũng một phần nhờ hạt muối này.


Sản phẩm muối được ưa dùng này xuất phát từ bờ biển Ninh Thuận với nền nhiệt nắng nóng 26-27 độ C. Tại đây, độ ẩm không khí chỉ 75-77%, lượng mưa thấp, nước biển mặn. Lợi thế về khí hậu là cơ sở để hình thành nhiều vùng muối và nghề làm muối nổi tiếng cả nước như Cà Ná, Phương Cựu, Đầm Vua…


Mùa làm muối bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến hết tháng 8 Âm lịch, trùng với thời điểm mùa khô hàng năm. Từ khoảng năm 2017, diêm dân làm muối làm muối trên nền ruộng lót bạt thay cho nền đất. Bởi vậy, muối kết tinh dài ngày hơn nên có chất lượng tốt hơn. Sản phẩm cho hạt sạch, trắng đẹp, ít tạp bẩn, và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.


Nước biển được đi qua các hệ thống hồ lắng rồi mới theo các đường ống bơm vào ruộng muối. Trong thời gian khoảng 30 ngày, nước đủ nồng độ thì kết tinh. Sau 15 ngày tiếp theo, diêm dân có thể thu muối.


Muối kết tinh thành lớp dầy trên mặt bạt, công nhân và diêm dân hàng ngày dùng xẻng đẩy gọi là găng muối.


Hiện tại ruộng, muối đang được tách theo công nghệ pha-ba nghĩa kết tinh phân đoạn. Tùy theo giai đoạn, nhiệt độ để tách các thành phần trước muối ra như muối kali, magie, canxi… để đảm bảo hàm lượng Nacl trong muối ăn cao nhất, 97-98%. Quá trình này cho ra sản phẩm là muối thô.


Với sự hỗ trợ của máy móc, muối được đẩy về tập trung tại bờ trước khi rửa lại cho sạch tạp chất. Sau đó, diêm dân cho sản phẩm theo xe về nhà máy chế biến. So với trước kia, công việc làm muối công nghiệp được cơ giới hóa đến 70%, máy kéo hỗ trợ các công nhân kéo muối nên hiệu quả tăng lên gấp 9-10 lần.

Dưới nắng, công nhân làm muối vất vả từ 6h tới trưa. Mưa lớn thì phải chạy xử lý sao cho khỏi vỡ bờ, đậy muối hoặc xử lý để nồng độ muối trong ruộng không bị rửa bớt.


Sau khi thu hoạch muối xong, công nhân đưa nước vào, đẩy và vệ sinh bạt trong ô ruộng cho sạch. Cuối cùng, nước mới được đưa vào để bắt đầu lại quy trình làm muối.

VnExpress
Đăng ngày 06/06/2018
Bảo Ngân
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:59 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:59 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:59 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:59 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:59 16/11/2024
Some text some message..