Nghề lưới rùng trên biển Long Hải

Gần 3 giờ kéo mẻ lưới rùng nặng tay, nhóm ngư dân thu hoạch được hơn 4 tấn cá đù, bán tại bến với giá 20 ngàn đồng/kg, thu về hơn 80 triệu đồng.

cá đù
Niềm vui trúng luồng cá đù hơn 4 tấn của ngư dân Phạm Xuân Hoàng (ngồi giữa).

Canh con nước để đánh bắt

8 giờ sáng, ngư dân Phạm Xuân Hoàng (xã Phước Hưng, huyện Long Điền) cùng với 14 người trong nhóm của mình đã tất bật trên bãi biển Long Hải, bắt đầu một ngày kéo lưới rùng đánh bắt cá.

Với kinh nghiệm 37 năm làm nghề kéo lưới rùng, ông Hoàng nắm biết thời gian con nước lên nước xuống, canh lúc dòng cá vào bờ để bắt đầu công việc. “Hôm nay kéo lưới lúc 8 giờ thì ngày mai phải 8 giờ 40 phút mới đi kéo vì con nước ngày hôm sau thường trễ gần một giờ đồng hồ. Nước lên thì cá mới vào gần bờ”, ông Hoàng tiết lộ.

Trên bãi biển, nhóm bạn nghề chia nhau mỗi người một việc. Sau khi lưới được chất lên thuyền thúng có gắn động cơ, người ta chạy thuyền thúng ra cách bờ chừng 700m và thả lưới thành một vòng cung. Hai đầu lưới được buộc dây và kéo vào bờ. Mỗi bộ lưới rùng dài khoảng 2.000m, trị giá hơn 100 triệu đồng được ngư dân đầu tư có thể sử dụng trong nhiều năm.

Theo ông Hoàng, vùng biển có thể kéo lưới rùng trải dài từ bãi biển Long Hải (huyện Long Điền) tới Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc). Tuy nhiên, biển khu vực Long Hải là ngư trường quen thuộc nên ông bám trụ ở đây mấy chục năm qua. Ông Hoàng nói: “Vùng biển nơi này là một bãi trống, hai bên có rạn đá và nhiều san hô. Rất thích hợp cho cá lên vui chơi, sinh sản và trú ngụ nên kéo lưới rùng thường được nhiều cá hơn”.

Sau khi vòng lưới hình thành, 14 người trong nhóm của ông Hoàng chia mỗi bên 7 người nắm chặt dây lưới kéo thụt lùi vào bờ. Càng ngày vòng vây lưới càng thu nhỏ lại. Ngoài biển, hai người chèo thuyền thúng làm nhiệm vụ căng lưới, điều chỉnh túi đáy phía sau.

Nhóm người kéo lưới rùng ghì chân bám sâu vào nền cát, từng bước từng bước kéo dải lưới thụt lùi lên bờ. Sau lưng mỗi người được buộc một thanh gỗ như cái “cải”, nhằm tạo lực trụ để kéo và đỡ lằn vào da thịt. Hướng kéo lưới cũng thay đổi liên tục để dồn luồng cá vào đáy lưới. Vòng vây càng thu hẹp, cá dồn dày đặc bên trong khiến cho lưới nặng trịch. Đàn chim biển nhân cơ hội bay vòng tròn trên mặt biển bổ nhào xuống “chôm” cá trong lưới của ngư dân.

Sau gần 3 tiếng hì hục kéo lưới, nhóm ông Hoàng trúng đậm khi hốt trọn luồng cá đù gần 4 tấn. Phải mất gần cả tiếng đồng hồ, mọi người mới xúc được hết mẻ cá đổ lên bờ, phân loại và chờ thương lái tới cân chở đi. “Nay trúng luồng cá đù hơn 4 tấn, giá bán tại bến là 20 ngàn đồng/kg nên mẻ lưới này thu về hơn 80 triệu đồng. Tôi là chủ lưới nên sẽ được 20% số tiền bán cá, còn 80% còn lại chia đều cho bạn nên mỗi người cũng được vài triệu đồng”, ông Hoàng tính toán.

Theo ông Hoàng, trung bình mỗi mẻ lưới thời gian mất khoảng 90 phút, nhưng cũng có mẻ nhiều cá phải mất nhiều thời gian hơn. Những hôm cá nhiều, ngư dân phải kéo lưới cả ngày, đến tận tối mịt mới về nhà. Nhưng cũng có ngày ít cá hoặc biển động thì mọi người ngồi không hoặc thu nhập chỉ được vài chục ngàn đồng. Những loại cá mà lưới rùng thường đánh bắt được là cá đù, cá cơm, cá liệt, cá trích. Tùy loại cá mà giá tiền cũng cao thấp khác nhau nên thu nhập của nghề kéo lưới rùng cũng vô chừng.

lưới rùng
Ngư dân kéo lưới rùng trên biển Long Hải.

Chia phiên kéo lưới

Kéo lưới rùng ở biển Long Hải có điều đặc biệt khác nơi khác là ngư dân thỏa thuận và chia nhau việc kéo lưới. Theo đó, tới phiên nhóm nào thì nhóm đó được kéo trước. Sau một mẻ lưới lại tới phiên nhóm khác kéo, cứ tuần tự luân phiên nhau để kéo lưới vừa có thời gian nghỉ ngơi.

“Bãi này có hai nhóm ngư dân làm nghề kéo lưới rùng nên tự quy ước ngầm với nhau việc luân phiên kéo lưới. Dù có nhiều cá nhưng đến phiên mới được kéo chứ không dám kéo trước. Lúc nào nhóm bạn mệt, nhóm mình muốn “vượt tua” kéo trước thì phải xin phép, người ta đồng ý mới được kéo”, ngư dân Phạm Xuân Hoàng nói.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Huấn (xã Phước Hưng) việc chia phiên kéo lưới như vậy hàng chục năm qua đã thành thông lệ và ai nấy đều vui vẻ tuân thủ. “Cũng có lúc cãi nhau vài câu nhưng không gay gắt. Sau khi lên bờ, hoặc ngồi uống với nhau ly rượu là làm hòa như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi đánh bắt ở đây hơn 30 năm và chưa từng gây gổ đánh nhau vì tranh giành việc đánh bắt cá”, ông Huấn cười nói.

Theo ông Huấn, mùa mưa công việc xây dựng ít nên nhóm bạn cùng ông đi kéo lưới rùng kiếm thêm thu nhập. Kéo lưới rùng hôm thì được vài tạ hoặc cả tấn cá, bán tại bến cho thương lái mỗi người chia nhau được khoảng 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Những hôm ít cá với cá lặt vặt bán cho người ta chăn nuôi heo nên thu nhập chả được bao nhiêu. Ông Huấn nói: “Chim trời cá biển, may trúng được luồng cá thì ngày đó có thu nhập. Cũng có ngày chỉ được vài chục ngàn đồng”.

Mùa kéo lưới rùng ở Long Hải theo con nước và thời tiết, thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. Khi đến mùa gió chướng hoặc thời tiết mưa to gió lớn thì phải nghỉ. “Hết mùa kéo lưới rùng thì bạn nghề mỗi người một việc. Người thì làm hồ, người đi sửa điện nước, làm thuê đủ thứ nghề để kiếm sống”, ngư dân Nguyễn Văn Huấn chia sẻ.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 05/08/2022
Mạnh Quân
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:21 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:21 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:21 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:21 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:21 22/11/2024
Some text some message..