Nghề nuôi cá chình ở Khánh Hòa

Là một loài thủy sản cao cấp, giá trị dinh dưỡng cao, món đặc sản đắt giá trong các nhà hàng, nên cá chình đang là đối tượng nuôi được nhiều người quan tâm. Chính vì thế, nghề nuôi cá chình đang có triển vọng phát triển.

Nghề nuôi cá chình
Công đoạn phân loại giống và đóng gói cá chình

Loài cá tiền triệu

Theo giới thiệu của những hộ nuôi cá chình, chúng tôi tìm đến Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân (Công ty Vạn Xuân), thôn Suối Lau, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm - cơ sở ương giống cá chình lớn nhất tỉnh. Có mặt đúng lúc công ty đang thu hoạch và lọc cá chình giống, chúng tôi được bà Trần Thị Tuyết - Giám đốc công ty giới thiệu tỉ mỉ về quá trình thu hoạch cá dưới bể, việc phân loại cho đến đóng gói.

Cá Chình, nghề nuôi cá chình, nuôi cá , nuôi cá chình, giống cá chình

Cảnh thu hoạch cá chình nhộp nhịp tại Công ty Vạn Xuân.

Theo quan sát, cá được vớt lên và lọc thành từng kích thước khác nhau, sau đó di chuyển tới một bể khác chờ đóng gói. Mọi công đoạn thu hoạch diễn ra nhanh chóng và gọn gàng. Dịp này, công ty thu hoạch được khoảng 5 tấn cá chình, trọng lượng từ 1 - 1,5kg/con. Lứa cá này được nuôi cách đây khoảng 1 năm. “Cá thu hoạch được bao nhiêu, thương lái vào tận nơi thu mua bấy nhiêu. Hiện nay, cá của công ty chủ yếu bán cho thương lái đến từ TP. Hồ Chí Minh. Với giá hiện nay, trừ mọi chi phí, công ty lãi gấp đôi”, bà Tuyết nói.

Trước đây, giống cá chình của công ty phục vụ chủ yếu cho bà con nông dân các tỉnh miền Tây. Những năm gần đây, người nuôi trong tỉnh cũng bắt đầu tìm đến công ty để mua giống, xu hướng nuôi cá chình đang rộ lên ở nhiều địa phương như: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh…

Nuôi cá chình đã hơn 5 năm nay, ông Trần Văn Tiên (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) nhẩm tính, cá chình giống có trọng lượng 100g/con với giá 100.000 đồng, sau 2 năm nuôi có thể đạt trọng lượng 2kg. Với giá bán 460.000 đồng/kg, sau khi trừ tiền giống, người nuôi lãi 600.000 - 700.000 đồng/con. Ông Tiên thường bắt ốc bươu, cá tạp hoặc mua cá rô phi cho cá chình ăn, do đó, chi phí thức ăn rất thấp. Hiện, ông đang thả nuôi gần 500 con cá chình, dự định xuất bán vào năm sau.

Nhận thấy giá trị kinh tế cao của cá chình nên ông Phan Tấn Hoàng (xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) vừa đầu tư xây dựng 6 hồ để nuôi loại cá này. Hiện, ông đang thả nuôi 2 hồ với hơn 400 con, 4 hồ còn lại đang chờ nhận giống để tiếp tục nuôi. “Nuôi cá chình khá đơn giản, quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước sạch để kiểm soát dịch bệnh. Nuôi cá chình không lo đầu ra, không lo bị ép giá mỗi khi đến đợt thu hoạch. Nếu được giá cao thì bán, không được giá thì tiếp tục nuôi vì cá càng lớn càng bán được giá cao hơn”, ông Hoàng nói.

Thuận lợi để phát triển

Giống cá chình được chia thành nhiều giai đoạn, cá bột lúc mới sinh có kích thước vô cùng nhỏ, khoảng 6.000 - 7.000 con/kg được người dân đánh bắt và bán cho các cơ sở ương giống với giá khoảng 1.500 đồng/con. Sau khi ương nuôi, cá chình thương phẩm được bán với giá từ 450.000 đến 550.000 đồng/kg. Người nuôi thương phẩm thường bán khi cá đạt khoảng 2kg/con với giá gần 1 triệu đồng/con, thời gian nuôi 2 năm; thậm chí một số người dân ở miền Tây nuôi trọng lượng 5-7kg/con mới bán với giá khoảng 4 triệu đồng/con.  

Hiện, mỗi năm Công ty Vạn Xuân cung cấp khoảng nửa triệu con cá chình giống cho 40 tỉnh, thành trên cả nước. Do con giống được sàng lọc kỹ và chăm sóc đúng quy trình nên đồng đều, ít hao hụt, kháng bệnh cao và tăng trưởng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Được biết, công ty cũng là đơn vị phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và áp dụng công nghệ ương, nuôi tiến tiến, hiện đại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Vừa qua, công ty đã ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của viện vào đầu tư hệ thống ương nuôi tuần hoàn khép kín bằng lọc sinh học sử dụng oxy lỏng ít thay nước. Ưu điểm của công nghệ này là nước được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi nên có thể nuôi với mật độ cao khoảng 70 - 100kg/m3, kiểm soát dịch bệnh rất tốt. Chất thải qua hệ thống vi sinh, lọc và tái sử dụng nên lượng nước thải ra môi trường rất ít.

Vừa qua, Thạc sĩ Hoàng Văn Duật (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), người có nhiều công trình nghiên cứu về cá chình và các cộng sự đã thực hiện thành công dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”; đây được xem là bước tiến dài cho nghề nuôi cá chình hiện nay. Giá thức ăn từ dự án công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp khoảng 44,2 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá giống, 40 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá thương phẩm, thấp hơn thức ăn nhập từ Trung Quốc 25% (55 và 50 triệu đồng/tấn). Đây là tín hiệu đáng mừng cho các hộ nuôi cá chình thương phẩm trong và ngoài tỉnh.

Nguồn giống suy giảm

Theo Thạc sĩ Hoàng Văn Duật, cá chình là loài sinh sống trong môi trường nước ngọt ở sông suối nhưng lại được sinh ra tại cửa biển. Đến độ tuổi sinh sản, cá chình sẽ di cư từ các con sông, suối ra cửa biển để sinh con. Sau khi cá bột được sinh ra, chúng lội ngược dòng từ biển về các sông, suối để sinh sống. Đây là một trong những loài cá được liệt vào danh sách động vật hoang dã, được bảo tồn.

Khó khăn lớn nhất để phát triển nghề nuôi cá chình hiện nay là nguồn giống. Hiện, trên thế giới chưa có nơi nào thành công trong việc sản xuất giống cá chình nhân tạo. Nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên. Theo tính toán, cá chình ở nước ta với tuổi thành thục khoảng 5kg trở lên, tương đương với thời gian nuôi là 5 năm. Tuy nhiên, tuổi sinh sản của cá chình hiện vẫn là ẩn số, nhiều người chỉ nhận định khi trọng lượng đạt khoảng 10kg thì cá sẽ sinh sản. Để sinh sản, cá phải di cư ra biển, dưới tác động của các dòng hải lưu, của môi trường sinh thái biển, cá chình bố mẹ mới phát triển bộ phận sinh sản. Do đó, các công trình nghiên cứu khó có thể kích thích hệ sinh sản của cá chình phát triển trong môi trường nhân tạo. Trên thực tế, những năm gần đây, nguồn giống cá chình tự nhiên có dấu hiệu suy giảm đáng kể. Bà Trần Thị Tuyết cho biết, hàng năm mùa cá bột thường rơi vào trước và sau Tết Nguyên đán vài tháng. Những năm trước, công ty thường mua được 1 triệu con giống/năm nhưng năm nay, từ đầu mùa đến nay chỉ mua được 200.000 con. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy sự sụt giảm nguồn giống cá chình tự nhiên.

Cùng với con giống, thức ăn cho cá chình cũng là vấn đề quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình ương giống. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong mảng thức ăn cho cá chình chính là thức ăn dành cho cá bột (giai đoạn người dân mới đánh bắt trong tự nhiên về bán cho cơ sở ương giống). Trước đây, thức ăn cho cá chình giống thường nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng cũng không nhập được loại thức ăn dành cho cá bột. Do đó, nhiều cơ sở ương giống đã sử dụng thức ăn là giun trong tự nhiên để cho cá bột ăn nhưng loại thức ăn này thường mang mầm bệnh. Hiện nay, Công ty Vạn Xuân đang thử áp dụng thức ăn tự chế biến dành cho cá bột và cho kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, nếu muốn sản xuất đồng loạt loại thức ăn này cũng cần thời gian dài thử nghiệm.

Thạc sĩ Hoàng Văn Duật chia sẻ, cá chình là đối tượng nuôi phù hợp với cả người nghèo lẫn người giàu. Đối với người nghèo, có thể tận dụng chuồng heo cũ tráng xi măng chống thấm, cải tạo ao đìa để nuôi cá chình. Với diện tích khoảng 10m2, người nuôi thả từ 10 - 15 con với tổng trọng lượng khoảng 1kg, nếu chăm sóc tốt, chỉ sau 1 năm thu được 10 - 15kg với giá bán hiện nay, người nuôi thu khoảng 4 - 5 triệu đồng. Đối với người có điều kiện, có thể đầu tư nuôi cá theo quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ để đem lại hiệu quả cao hơn.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 10/06/2019
Vân Dung
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:31 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:31 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:31 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:31 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:31 15/11/2024
Some text some message..