Nghề vá lưới thuê

Là thị trấn miền biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau, Sông Đốc không chỉ là điểm tựa cuộc sống cho những ngư dân bám biển, xa bờ hoặc gần bờ, mà còn là nơi đem lại việc làm, miếng cơm manh áo cho bao người dân sinh sống dựa vào những nghề hậu phương miền biển. Trong đó, nghề vá lưới thuê từ lâu trở thành nét sống đẹp, góp phần tạo nên nhịp sống sinh động nơi phố biển này.

Nghề vá lưới thuê
Nghề vá lưới thuê đem lại thu nhập ổn định cho phụ nữ miền biển Sông Đốc.

Nghề vá lưới thuê đã gắn bó với chị Trần Thị Oanh (Khóm 5, thị trấn Sông Đốc) đã 39 năm qua. Cuộc sống của trẻ thơ miền biển nơi đây vài chục năm trước rất thiếu thốn, chị Oanh cũng không ngoại lệ. Như bao bạn bè cùng trang lứa, 13 tuổi, chị Oanh đành ngậm ngùi xa trường, xa lớp theo học nghề vá lưới thuê, đỡ đần gánh nặng tiền nong với gia đình. Vậy rồi, mùi tanh của cá, tôm, từng mảnh lưới âm thầm bên đời sống của chị bao nhiêu năm qua.

Chị Oanh tâm sự: “Vá lưới thuê có lúc làm suốt, có khi cũng nghỉ vài ngày. Trước đây nhận vá đủ các mặt lưới và nhiều nơi như lưới đèn, lưới xù, lưới chụp, giờ chỉ nhận vá lưới xù. So với các loại lưới khác, vá lưới xù nặng hơn, như khâu vô phao, vô chì... cần dùng sức nhiều”.

Chị Oanh bảo, biển là nguồn sống của gia đình, chị thì theo ghe vá lưới, còn chồng chị cũng làm nghề biển. Nhờ biển nơi đây ngày càng sôi động, phương tiện khai thác thuỷ sản nhiều hơn trước nên bà con miền biển có việc làm. Nghề vá lưới tuy nặng nhọc, lúc nào thân mình cũng phảng phất mùi tanh của biển, nhưng với chị, khi chủ ghe cần thì chị còn nhận làm và còn sức là còn gắn bó với từng mảnh lưới. Không đam mê con chữ và cũng vì 2 chữ mưu sinh, con gái duy nhất của chị mới bước qua bậc trung học đã theo mẹ vá lưới thuê.

Chị Trần Thị Trân (Khóm 3, thị trấn Sông Đốc) có 15 năm trong nghề vá lưới. Cũng như chị Oanh, sống ở miền biển không biết từ bao giờ, chị Trân đã thích tự thân kiếm tiền và mải mê ngồi nhìn ngắm các bà, các chị vá lưới mà không chán. 15 tuổi chị Trân chính thức nhập vào đội ngũ vá lưới thuê ở miền biển này. Nhiều năm trong nghề, giờ mặt lưới nào chị cũng biết vá.

Chị Trân cho biết: “Mình làm từ 8-16 giờ. Lúc ghe vô, mỗi ngày nhận vá lưới xù được 250.000 đồng, còn các loại lưới khác 150.000-300.000 đồng/ngày cũng có, tuỳ mặt lưới và thời điểm vá. Lúc đầu vô làm hầu như ai cũng bỡ ngỡ, làm chậm vì chưa quen nhưng làm riết rồi nhanh thôi. Nói chung vá lưới cũng dễ học, dễ làm, nó có quy trình hết, đòi hỏi mình phải nhanh tay và chắc tay là được”.

Chị Nguyễn Huyền Trân (Khóm 6, thị trấn Sông Đốc) chia sẻ, lúc trước chị nhận vá lưới đủ loại, còn gần đây chỉ nhận vá lưới cào. “Ghe cào đi mỗi chuyến chỉ 3-4 ngày là vào bờ rồi nên cần người vá lưới thuê suốt. Vì vậy, tôi tập trung nhận vá lưới để có việc làm và thu nhập đều hơn, mỗi ngày được 300.000 đồng”, chị Huyền Trân cho biết.

Nhờ có thu nhập mỗi ngày mà 2 con của chị Huyền Trân được cắp sách đến trường trong điều kiện khá tươm tất. Chị Huyền Trân bộc bạch: “Năm học sắp tới, đứa lớn vào lớp 6, đứa nhỏ cũng sang lớp 3. Nhờ có nguồn thu nhập này mà tiền học hành cho con cũng đỡ lo. Giờ chuẩn bị bước sang năm học mới không còn rầu chuyện tiền đâu đóng học phí, sách vở, quần áo, vì mình có khả năng để lo cho con rồi”.

Không có nghề nào là thấp kém. Đồng tiền chân chính được tạo ra từ mồ hôi, nước mắt luôn trân quý. Những người vá lưới thuê như chị Oanh, chị Huyền Trân và bao nhiêu phụ nữ miền biển này, để có được từng đồng tiền họ phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức. Nghề vá lưới thuê đơn sơ vậy nhưng đã giúp họ vơi bớt gánh nặng mưu sinh. Sống ở biển đâu phải nhất định là nghèo là khó, cơ hội nằm ở bản thân mình.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 24/08/2020
Ngọc Minh
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 18:03 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 18:03 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 18:03 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:03 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:03 02/12/2024
Some text some message..