"Nghêu tặc" lộng hành, nguy cơ diễn ra xung đột

Những ngày qua, việc xâm hại bãi giống của 6 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để khai thác nghêu lụa trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt trên ngư trường vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

ghe cào nghêu
Nhiều ghe cào tập trung khai thác nghêu lụa và những loài thủy sản khác vùng ven biển huyện Kiên Lương (Kiên Giang).

Tình trạng “nghêu tặc” hoành hành cả ngày lẫn đêm khiến các hợp tác xã bị tổn thất kinh tế nặng nề và gây bất ổn an ninh trật tự trên biển.

Đi cùng lực lượng Kiểm ngư Kiên Giang, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông và Công an huyện Kiên Lương tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển sáng ngày 8/2, mới thấy sự lộng hành, ngang nhiên cào cướp nghêu của các đối tượng “nghêu tặc”.

Tại khu vực bãi giống của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh (xã Bình An) có đến hàng chục phương tiện khai thác thủy sản vào cào nghêu lụa một cách tự nhiên. Thế nhưng, khi phát hiện tàu kiểm ngư tuần tra, kiểm soát ngư trường, những đối tượng này nhanh chóng kéo cào lên, tăng tốc chạy ra ngoài khu vực bãi giống hoặc trở vào bờ neo đậu như không có chuyện gì xảy ra. 

Lực lượng làm nhiệm vụ rất khó bắt quả tang “nghêu tặc” tại hiện trường. Ông Phù Thọ Lập, Phó Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh cho biết, lúc tàu kiểm ngư làm nhiệm vụ trên biển thì bãi nghêu tạm ổn, ít bị các đối tượng xâm hại, cào trộm. Tuy nhiên, khi tàu trở về chưa tới bến thì “nghêu tặc” xuất hiện ngay, ngang nhiên thả cào cướp nghêu.

Đội bảo vệ của hợp tác xã quay phương tiện trở ra nhưng chẳng những không ngăn chặn, đẩy đuổi được các đối tượng mà còn bị chúng đe dọa, uy hiếp, sẵn sàng đánh trả nếu bị bắt giữ. Hợp tác xã gần như bất lực trong việc bảo vệ nguồn lợi kinh tế của mình do phương tiện nhỏ, lực lượng chỉ 5 - 7 người, nhất là trước hành vi phản kháng hết sức manh động của đối tượng có sự tổ chức, liên kết với nhau để cướp nghêu.

Theo Thượng tá Lê Trung Dũng, Trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông, tình hình trên biển Kiên Giang từ năm 2015 đến nay khá phức tạp, nhất là xuất hiện tình trạng tranh chấp ngư trường trong ngư dân khai thác đánh bắt thủy sản. Trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, khu vực biển Kiên Lương nổi lên vấn nạn đối tượng từ nhiều nơi khác đến xâm hại các bãi giống của các hợp tác xã để cào trộm nghêu lụa khiến xã viên lo lắng và gây bất ổn an ninh trật tự trên biển.

Đơn vị phân công các tổ công tác hỗ trợ hợp tác xã, yêu cầu ngư dân ra khỏi khu vực bãi giống. Tuy nhiên, khi lực lượng biên phòng xuất quân tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thì họ chạy ra khỏi khu vực và lại tràn vào khai thác trái phép khi lực lượng rút quân, nhất là vào ban đêm.

Để xâm nhập vào các bãi nghêu lụa này, đối tượng lợi dụng đêm tối, lén lút nhổ bỏ hoặc kéo sập cột mốc, tháo bỏ phao tiêu ranh giới của bãi giống nên lực lượng biên phòng gặp khó khăn trong xử lý vi phạm. Hầu hết những đối tượng khi bị bắt giữ phương tiện đều cho rằng không xâm hại bãi nghêu khai thác và yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ chỉ rõ cột mốc, phao tiêu xác định ranh giới bãi giống của các hợp tác ở đâu nên rất khó xử lý.

Thực hiện chủ trương cho thuê, quản lý cộng đồng các bãi giống thủy sản tự nhiên vùng ven bờ và ven biển, tỉnh Kiên Giang cho 6 hợp tác xã thuê, quản lý, bảo vệ, tái tạo và khai thác bãi giống trên ngư trường vùng biển Kiên Lương; trong đó, xã Bình An có 4 hợp tác xã đồng quản lý bãi giống. 

khai thác nghêu lụa
Khai thác nghêu lụa trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp trên ngư trường vùng biển huyện Kiên Lương.

Ông Trịnh Văn Mịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An, cho hay được giao bãi giống, các hợp tác xã đầu tư kinh phí làm phao, đóng cọc xác định ranh giới, mua sắm phương tiện, thiết bị máy móc và tổ chức lực lượng bảo vệ. Các bãi giống được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, giảm đáng kể tình trạng đánh bắt ven bờ, ven biển. Do môi trường sống ổn định, nhiều loài thủy sản tập trung về trú ngụ, sinh sản phát triển bầy đàn, tái tạo, khôi phục nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị cạn kiệt, suy giảm nghiêm trọng.

Đầu tháng 12/2016, UBND tỉnh Kiên Giang cho phép ngư dân khai thác nghêu, sò trên ngư trường đến tháng 6/2017. Theo đó, nhiều phương tiện khai thác thủy sản tập trung về vùng biển Kiên Lương cào nghêu, sò, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 để thu lợi. Họ khai thác cạn kiệt nguồn nghêu, sò này bên ngoài bãi giống tự nhiên và xâm hại vào bãi giống của các hợp tác xã, vừa gây thiệt hại kinh tế nặng nề, làm biến động môi trường sinh thái vùng biển ven bờ, gây bất ổn an ninh trật tự xã hội trên ngư trường.

Lực lượng bảo vệ của mỗi hợp tác xã chỉ 5 - 7 người, với 2 - 3 phương tiện công suất nhỏ không ngăn được hàng chục, có thời điểm lên đến hàng trăm phương tiện đồng loạt nổ máy, thả cào trong khu vực bãi giống. Cứ thế, chúng hoành hành hết khu vực bãi giống này đến khu vực bãi giống khác cả ngày lẫn đêm.

Vấn nạn “nghêu tặc” tiếp tục diễn biến phức tạp, gay gắt hơn trong thời gian tới và rất khó ngăn chặn, thậm chí xung đột trên ngư trường trước nguy cơ có thể xảy ra rất cao nếu thiếu những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kiềm chế, kiểm soát từ các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang và huyện Kiên Lương.

Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vững Mạnh được giao bãi giống diện tích 800 ha, với 50 xã viên tham gia đồng quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ông Phù Thọ Lập, Phó Giám đốc Hợp tác xã này cho biết, từ trước và sau Tết đến nay, lượng nghêu lụa bị cào trộm, thất thoát ước tính hơn 300 tấn, thiệt hại trên 3 tỷ đồng.

Nếu không bị tấn công, vụ nghêu năm nay hợp tác xã sẽ thu về từ hơn 5 tỷ đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Hiện hợp tác xã cố gắng giữ vì nghêu còn nhỏ, đúng kích cỡ mới thu hoạch. Bà con xã viên lo lắng trắng tay trước nạn “nghêu tặc” đang diễn biến xấu, khó ngăn chặn và không kiểm soát được.

Để hỗ trợ các hợp tác xã bảo vệ bãi giống, lập lại an ninh trật tự trên biển, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông phối hợp với các lực lượng hữu quan và huyện Kiên Lương triển khai đồng bộ các giải pháp truy quét, ngăn chặn khai thác nghêu lụa trái phép. Sau 2 ngày ra quân (7 - 8/2), lực lượng làm nhiệm vụ đã bắt giữ, xử lý hơn 10 phương tiện của các đối tượng không giấy tờ, không giấy phép khai thác…

Thượng tá Lê Trung Dũng, Trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông nhấn mạnh, đơn vị tiếp tục phối hợp với các ngành hữu quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, truy đuổi các đối tượng trộm cướp tài sản nhân dân, không để tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng đội bảo vệ đủ mạnh, kết hợp với lực lượng hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Các hợp tác xã cần tiến hành xây dựng lại cột mốc ranh giới bãi giống kiên cố, chắc chắn để có cơ sở xử lý các phương tiện xâm hại.

Báo Tin Tức, 09/02/2017
Đăng ngày 10/02/2017
Bài & ảnh: Lê Huy Hải (TTXVN)
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:07 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:07 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:07 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:07 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:07 29/03/2024