Nghĩ đến việc nuôi cá bống dừa trong ao đất

Cá bống dừa có hình dạng bên ngoài giống như cá bống tượng và cũng là một loài cá dữ. Cá bống dừa có màu đen đậm hay nhạt tùy vào môi trường nước đang sống. Cá bống dừa (CBD) là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho vùng sông nước tiếp giáp với biển.Đây là loài cá sống và phát triển mạnh ở vùng lợ, rất quen thuộc với người dân Bến Tre nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung.

Nghĩ đến nuôi cá bống dừa

Trong tự nhiên cá sống ở sông, rạch, ao vườn và đặc biệt là vùng có nhiều cây dừa nước phát triển. Cá có khả năng sinh sản phát triển rất nhanh và thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

Cá thích sống trong điều kiện có nhiều bùn, cá thường trú ẩn trong hang, hốc, khe giữa hai bẹ dừa nước, bọng trái dừa chuột khoét… Cá có thể vùi dưới bùn rất lâu và sống trong điều kiện mực nước cạn hoặc ít nước. Thông thường khi tát ao hoặc khi mò trong ao vườn thì trong một trái dừa chuột khoét hoặc trong bọng cây có rất nhiều cá, có khi trên 10 con với nhiều kích cỡ khác nhau. Lợi dụng đặc tính này mà người dân khi đánh bắt được đã vận chuyển cá đi đường dài trong thời gian từ 4 - 6 giờ không cần nước mà cá vẫn sống. Tỉ lệ chết trong quá trình vận chuyển khô thường thấp chỉ vài phần trăm và đa số những con cá chết đều do đã bị xây xát trước đó.

CBD là loài cá linh hoạt, ăn tạp nhưng thích mồi có nguồn gốc là động vật hơn. Điều kiện rọng cá để ăn dần thì sau 4 – 5 ngày rọng trong thau, chậu nếu cho cơm nguội vào thì cá vẫn ăn hết. Cá rất háu ăn và khi đói là cứ xông vào ăn cho dù câu lên rớt xuống vẫn tiếp tục lao vào ăn. Đây là loài cá duy nhất câu không cần lưỡi và có thể câu được nhiều con cùng lúc. Cách câu là dùng sợi chỉ câu luồn qua một hoặc nhiều con trùn sao cho chiều dài mồi câu từ 5 – 10 cm trở lên rồi đợi lúc triều cường, đặt mồi câu ở chỗ đầu nguồn nước chảy vào ao mà câu. Những người đặt lợp đã dùng mồi tanh đặt khi nước lớn vào và thu hoạch khi nước cạn. Các loại mồi thường dùng để đặt lợp là tép, còng, con bà chằn, trùn… Với cách làm này có rất nhiều lúc khi thu hoạch cả lợp đầy kín chật những cá.

Như vậy trong tự nhiên cá có thể sống mật độ dày, điều kiện khắc nghiệt mà vẫn tồn tại và phát triển. Bộ máy tiêu hóa của cá cũng rất tốt, chúng có thể tiêu hóa càng ngoe của cua, tôm, còng gió một cách dễ dàng vì khi đặt lợp bằng mồi còng thì chúng ăn sạch không chút nào sót lại. Cá thường bắt cặp vào một số ngày trong tháng, thường là các ngày 14 đến 18 âm lịch. Biết được đặc tính này nên người dân thường đi bắt cá “bống bợp” vào những ngày nêu trên và thường là bắt được hai con và cả hai thường là cá to. Thời điểm đặt lợp được nhiều cá thường vào đầu con nước, cụ thể như các ngày mồng chín đến ngày 12 âm lịch hàng tháng.

Trong các ao vườn nuôi tôm càng xanh, lúc thu hoạch sau 3 – 4 tháng nuôi tôm thì thường có một số ít CBD còn sót lại 5 – 10 con với trọng lượng cá thể từ 50 gram trở lên, đôi khi có một số cá đạt trọng lượng đến 100 gram. Khi bắt cá ngoài tự nhiên đã có cá đạt trọng lượng đến 130 gram/con. Nên tính việc nuôi thả cá bống dừa, chắc chắn đây là loài dễ nuôi, giá bán tốt, hiệu quả kinh tế sẽ rất cao.

Thịt cá bống dừa có thớ mịn, dai, vị ngọt, ít xương, ít mỡ, không có mùi tanh hoặc mùi hôi cỏ, hôi bùn như nhiều loại cá khác. Sau khi nấu chín thì phần thịt và xương tách rời nhau dễ dàng nên khi ăn ít khi bị hóc xương. Từ CBD có thể chế biến ra các món ăn mang đậm nét quê hương như cá bống kho tiêu, kho tộ, nấu canh chùm ngót, canh rau tập tàng, canh mướp hương, cá nướng dằm nước mắm tỏi ớt, cá chưng tương… Với các món ăn này ai đã từng thưởng thức thì khó quên hương vị của miền thôn dã.

Cá bống dừa kho tiêu, món ngon đậm đà.

Trong tự nhiên lượng cá sản sinh ra rất nhiều. Nhờ vào việc biết rõ đặc tính của cá mà người dân đánh bắt rất hiệu quả mang lại nguồn thu nhập rất đáng kể cho gia đình. Một người chuyên nghiệp có thể bắt được nhiều nhất đến 50 kg/ngày. Có gia đình vài ba người cùng bắt, lúc cao điểm có thể từ 70 kg đến cả trăm kg/ngày. Chính vì dễ đánh bắt nên việc khai thác đã bị lạm dụng quá mức. Khi bắt được thì cá to, cá nhỏ đều tiêu thụ hết, nhưng hầu hết cá bắt được đều là cá nhỏ (còn gọi là cá “nhi đồng”).

Cá to có chiều dài thân trên 10 cm với trọng lượng cá thể từ 15 gram trở lên, cá nhỏ chiều dài thân dưới 7cm, trọng lượng cá thể dưới 10 gram. Giá thu mua của các thương lái tại Bến Tre tùy nơi, biến động từ 25.000 đ đến 35.000 đ/kg, trong đó cá có đủ các kích cỡ. Các thương lái khi vận chuyển bằng xe hai bánh đến phân phối tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh thì mỗi chuyến đi có thể chở từ 60 – 80 kg cá và cỡ cá lớn được bán ra từ 60.000 đ đến 80.000 đ/kg, cỡ cá nhỏ từ 35.000 đ đến 45.000 đ/kg. Điều này cho thấy cư dân thành phố cũng quen thuộc và rất ưa chuộng món ăn từ cá bống dừa.

Hiện cá bống dừa đang được Trường Đại Học Tây Đô nghiên cứu sản xuất giống, hy vọng một ngày gần nhất sẽ chủ động được con giống cho người nuôi.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam, 05/04/2012
Đăng ngày 05/04/2012
TRINH LIỆT
Nuôi trồng

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 03:46 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:46 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 03:46 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 03:46 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 03:46 05/11/2024
Some text some message..