Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi khuẩn biển sinh bacteriocin dùng làm thuốc đa năng trong nuôi trồng hải sản

Kết quả của đề tài sẽ đóng góp những hiểu biết mới về đa dạng sinh học, đặc điểm sinh lý, sinh thái, tiến hóa của các vi sinh vật biển cũng như ứng dụng tiềm năng của chúng để làm thuốc đa năng trong nuôi trồng hải sản ở Việt Nam.

Vòng kháng khuẩn
Vòng kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin

Các vi khuẩn biển có khả năng rất đa dạng trong việc sản sinh các hợp chất kháng sinh, bao gồm các bacteriocin có bản chất protein được tổng hợp trên ribosome. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay mới chỉ có một số ít công trình công bố về sinh vật biển sinh bacteriocin hoặc các hợp chất tương tự bacteriocin (bacteriocin-like substance, BLIS), đặc biệt là các vi khuẩn sống bám trên động vật biển. Cho đến nay, những nghiên cứu như vậy vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ ở Việt Nam.

Mục tiêu của đề tài nhằm tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin cũng như xác định các đặc tính của chúng nhằm ứng dụng làm thuốc đa năng (chất kháng sinh sinh học, probiotic) trong nuôi trồng hải sản.

Trước tiên, vi khuẩn tổng số được phân lập từ một số động vật biển nuôi tại vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin được tuyển chọn in vitro dựa trên hoạt tính bacteriocin kháng lại các vi khuẩn đích gây bệnh. Sau đó, việc định danh vi khuẩn được tiến hành dựa trên các thử nghiệm sinh hóa và giải trình tự đoạn gen 16S rDNA. Đồng thời, các tính chất về độ bền, phổ hoạt tính và cơ chế hoạt động của bacteriocin thô cũng được xác định. Cuối cùng, việc tuyển chọn in vivo và thử nghiệm cảm nhiễm một số chủng vi khuẩn sinh bacteriocin tuyển chọn được nhằm sử dụng trong điều chế chế phẩm probiotic để phòng trừ dịch bệnh cho tôm hùm nuôi ở Cam Ranh - Khánh Hòa.

Cây tiến hóa thể hiện sự đa dạng sinh học của các vi khuẩn biển sinh bacteriocin phân lập tại Vịnh Nha Trang và Vịnh Cam Ranh

Kết quả chính:

- Tuyển chọn được bộ sưu tập 30 chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin thuộc về nhiều chi vi khuẩn khác nhau như Bacillus, Enterococcus, Proteus, Cronobacter, Enterobacter, Klebsiella,… Một số chủng vi khuẩn thuộc chi Proteus có thể thuộc về các loài vi khuẩn mới. Nghiên cứu này mở ra hướng nghiên cứu mới về bacteriocin biển tại Việt Nam dùng trong phát triển thuốc và/hoặc probiotic nhằm bảo vệ sức khỏe người và vật nuôi.

- Đào tạo 02 thạc sỹ Nuôi trồng thủy sản.

- Báo cáo kết quả tại hội nghị quốc tế về Bacteriocin (BAMP2013), hội nghị quốc tế Biển Đông, hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, công bố ít nhất 02 bài báo quốc tế (SCI/SCIE) và nhiều bài báo trong nước./.

Đại học Nha Trang
Đăng ngày 16/10/2013
TS. Nguyễn Văn Duy
Kỹ thuật

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 10:52 24/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 00:33 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 00:33 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 00:33 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 00:33 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 00:33 03/11/2024
Some text some message..