Nghiên cứu những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao

Hiện nay, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá nhụ, cá chim, cá bè vẩu... đang được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tập trung nghiên cứu, sớm đưa ra SX, thậm chí đã có sản phẩm XK.

Nghiên cứu những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao
Cá nhụ, đặc sản biển giá trị có nhiều triển vọng phát triển. Ảnh: Internet

Trao đổi với NNVN, PGS.TS Phan Thị Vân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (Bộ NN-PTNT) cho biết: Bên cạnh một số đối tượng cá biển đã được nghiên cứu chọn tạo giống thành công và đưa ra SX trên diện rộng như hàng chục loài cá song, cá vược, cá giò, cá rô biển..., hiện nay, nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá nhụ, cá chim, cá bè vẩu... đang được Viện tập trung nghiên cứu, sớm đưa ra SX để xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa cho nghề nuôi biển cũng đang được các nhà khoa học đưa ra các giải pháp, nhất là trong điều kiện rủi ro về thiên tai, mưa bão ngày càng phức tạp.

Nuôi hải sản mặn - lợ đang có dư địa vô cùng lớn, ngày càng khẳng định lợi thế, làm giàu cho nhiều khu vực ven biển. Tuy nhiên, thiên tai, nhất là mưa bão cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, trong đó thiệt hại do cơn bão số 12 vừa qua tại các tỉnh Nam Trung Bộ là một điển hình. Theo bà, chiến lược nào để có thể hạn chế những rủi ro này?

Thiệt hại nghiêm trọng từ điển hình của cơn bão số 12 vừa qua đang đặt ra cho ngành thủy sản cần phải có chiến lược để hiện đại hóa nghề nuôi biển. Song song với đầu tư hạ tầng cho các vùng nuôi của nhà nước, bản thân người nuôi lồng bè cũng phải dần tiến tới việc đầu tư hạ tầng lồng bè nuôi theo hướng hiện đại, bền vững để đối phó với rủi ro thiên tai.

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã triển khai đề tài nghiên cứu nuôi cá biển bằng lồng bè bằng công nghệ cao của Na Uy. Trong cơn bão số 12, trong khi hầu hết các lồng bè được xây dựng bằng vật liệu và công nghệ truyền thống gần như bị xóa sổ sau bão, thì các lồng bè bằng công nghệ Na Uy của Viện tại khu vực vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) vẫn nguyên vẹn, không hề bị thiệt hại. Đây là mô hình rất tốt, hoàn toàn nằm trong khả năng đầu tư của người dân. Thiết nghĩ, việc thay đổi công nghệ lồng bè hiện nay cần phải được ngành thủy sản ưu tiên hỗ trợ cho người dân.

Bên cạnh thiên tai, hiện nay nhiều khu vực nuôi thủy hải sản cũng đang đối mặt rất lớn rủi ro do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Bà có thể đưa ra cảnh báo cụ thể đối với các vùng nuôi tại khu vực các tỉnh phía Bắc?

Hiện nay, vùng nuôi thủy sản nước ngọt lồng bè với các đối tượng như rô phi, cá nheo Mỹ chủ yếu tập trung ở hệ thống lòng hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, ngược trở xuống hạ du thuộc các tỉnh ĐBSH như Hà Nội, Hải Dương... Đối với nuôi thủy sản nước ngọt, chất lượng nguồn nước ở hệ thống sông Hồng thuộc khu vực từ Hà Nội trở lên và các lòng hồ nhìn chung là tương đối tốt. Tuy nhiên khu vực sông từ Hà Nội trở xuống các tỉnh hạ nguồn thì mức độ ô nhiễm đã khá nặng nề, nguyên nhân chủ yếu do chất thải đô thị và các khu công nghiệp.

Đối với nuôi thủy sản mặn lợ, đối tượng chủ lực nhất là tôm, ngao, cá..., rải rác dọc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh. Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh nhất nguy cơ đối với tôm hiện nay chính là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh). Đây là vùng nuôi có diện tích rất lớn, đa số được người dân đầu tư với công nghệ cao và nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên kết quả quan trắc của chúng tôi tại vùng này cho thấy chất lượng nguồn nước cũng như nhiều nguy cơ dịch bệnh rất nguy hiểm, gần như bệnh gì ở đây cũng có. Mặc dù nhờ nuôi theo công nghệ cao, được xử lí can thiệp bằng các loại chế phẩm nên chưa bùng lên dịch bệnh lớn, tuy nhiên về dài hạn, người nuôi ở vùng này cần phải hết sức cảnh giác.

Đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại cá nước ngọt, hiện nay nguy cơ về ô nhiễm hữu cơ là rất cao tại các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc biệt đối với Hà Tĩnh, kết quả quan trắc năm 2016 cho thấy hàm lượng các loại kim loại nặng có xu hướng tăng cao ở giai đoạn cuối vụ. Đây là dấu hiệu mà ngành thủy sản Hà Tĩnh cần phải hết sức lưu ý.

Các loài thủy - hải sản chất lượng, giá trị cao đang là xu thế phát triển mạnh ở các địa phương. Bà có thể tiết lộ một số đối tượng nuôi mới có triển vọng mà Viện đang hướng tới?

Trước đây, các dòng cá nước ngọt của Viện như rô phi, cá chép lai 3 máu V1, cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, cá trắng... đã từng ghi dấu ấn thành công của Viện và đã góp phần thay đổi mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc. Năm 2016, hàng loạt các giống mới có giá trị cao của Viện cũng đã ra mắt, được Bộ NN-PTNT công nhận như tôm sú chọn dòng Moana - V1, cá rô phi chọn giống mặn lợ thế hệ G5, tôm thẻ chân trắng thế hệ G1... Đây đều là các giống thủy sản rất có triển vọng.

Từ năm 2000 đến nay, hoạt động nghiên cứu các đối tượng nuôi mặn – lợ đang là mảng nghiên cứu rất nhiều triển vọng. Các đối tượng hiện đã thành công về công nghệ SX giống và quy trình nuôi, đã phát triển mạnh trên diện rộng như cá giò, cá song, cá hồng Mỹ, cá vược, cá sủ...; nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như hàu Thái Bình Dương, tu hài, nghêu Bến Tre... Bên cạnh đó, Viện đang tập trung nghiên cứu và đã có những thành công cơ bản đối với việc SX giống lẫn quy trình nuôi một số loài cá biển đặc sản như cá bè vẩu, cá chim biển, cá nhụ..., trong đó, triển vọng nhất hiện nay đang là cá chim biển và cá nhụ.

Hiện nay, Viện đã có đàn cá bố mẹ, làm chủ được công nghệ SX giống và quy trình nuôi đối với cả 2 đối tượng đặc sản là cá chim biển và cá nhụ. Năm 2016-2017, cá chim biển đã được Viện nuôi thành công khi nuôi kết hợp với mô hình bè nuôi công nghệ Na Uy tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và đã XK được sang thị trường Mỹ. Mặc dù lượng XK chưa lớn nhưng đây là đối tượng nuôi được các thị trường XK cao cấp rất ưa chuộng.

Thời gian tới, Viện đã đặt kế hoạch nuôi khoảng 200 tấn/vụ theo đơn đặt hàng của đối tác Mỹ. Đây sẽ là đối tượng nuôi có thể mở ra rất mạnh mẽ trong thời gian tới. Cá nhụ cũng là đối tượng nuôi đặc sản rất triển vọng, do giá trị rất cao (giá thị trường dao động từ 900 nghìn - 1,2 triệu đồng/kg), cá sinh trưởng khá (từ 600 - 700 g/năm)... Cả cá chim và cá nhụ đều là các đối tượng nuôi có ưu điểm là có thể áp dụng hình thức nuôi rất linh hoạt, vừa có thể sử dụng thức ăn công nghiệp viên nén, vừa có thể sử dụng thức ăn cá tạp nên việc đáp ứng nhu cầu thức ăn khá dễ.

Xin cảm ơn bà!

Viện đã xác định hướng đi trong thời gian tới, đó là đẩy mạnh việc xúc tiến phối hợp với các doanh nghiệp để hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng cường nguồn cung giống ra thị trường. Vừa qua, Viện đã ký hợp tác với các DN lớn như Tập đoàn Mavin để tăng cường nghiên cứu, SX giống, đồng thời nghiên cứu thêm về thức ăn thủy sản.

Hạn chế lớn nhất tại phía Bắc hiện nay là do mùa đông kéo dài nên việc SX giống tôm khó khăn, phụ thuộc phần lớn từ các tỉnh phía Nam. Vừa qua, Viện đã được đầu tư một trung tâm để SX giống tôm sú sạch bệnh tại đảo Cát Bà nhằm từng bước chủ động nguồn giống tôm cho các tỉnh phía Bắc. Theo kế hoạch, thời gian tới, Viện sẽ đưa giống tôm sú Moana ra trung tâm này để thí điểm SX tôm giống. cũng đang được nghiên cứu, mở ra nhiều triển vọng mới cho nghề nuôi biển.

(PGS.TS Phan Thị Vân)

NNVN
Đăng ngày 01/12/2017
Lê Bền
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 19:16 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:16 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:16 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:16 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:16 20/04/2024