Ngọc trai - Sản phẩm du lịch độc đáo của Phú Quốc

Gần 20 năm hình thành và phát triển, nghề nuôi cấy ngọc trai ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang) theo công nghệ Australia và Nhật Bản đã tạo cho hòn đảo này một sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ nhu cầu mua sắm làm trang sức, quà kỷ niệm của du khách trong nước, quốc tế khi đến với đảo ngọc.

Ngọc trai
Ngọc trai (Ảnh minh họa)

Theo Phòng Kinh tế Phú Quốc, năm 2012, nuôi cấy ngọc trai của huyện đạt sản lượng hơn 84.400 viên, dự kiến năm 2013 là 90.000 viên và từ đầu năm đến nay, khai thác trên 50% sản lượng này.

Ông Michael Ramsden (Australia) chuyên gia nuôi cấy ngọc trai của doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền, xã Dương Tơ (Phú Quốc) cho biết: “Với kinh nghiệm thực tế hơn 20 năm trong nghề nuôi cấy ngọc trai, tôi khẳng định môi trường biển Phú Quốc rất lý tưởng để phát triển bền vững, hiệu quả nuôi trai lấy ngọc không thua kém nhiều nơi trên thế giới.”

Sản phẩm ngọc trai ở đây nhiều màu sắc, với độ bóng, sáng và độ tròn hoàn hảo, đẹp mắt; nhất là ngọc trai đen, xanh nước biển hầu như chỉ có tại Phú Quốc.

Nhiều viên ngọc đẹp có thể so sánh với những viên ngọc nổi tiếng thế giới. Đây là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho đảo ngọc Phú Quốc. Nuôi trai lấy ngọc ở đây ẩn chứa nhiều điều kỳ thú từ sự “kết tinh” của biển.

Chính sự lắng đọng kết tinh nơi lòng biển bao la đã tạo ra những viên ngọc hồng, trắng, vàng, đen, xanh mang vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên, làm nên các sản phẩm trang sức cao cấp quý giá như: chuỗi ngọc đeo cổ, đeo tay, nhẫn, hoa tai…

Ông Hồ Phi Thủy, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền cho biết, từ lúc cấy phôi đến khi thu hoạch trai ngọc mất 2-5 năm. Để có một viên ngọc đẹp lấp lánh, ngoài khả năng cần cù tạo ngọc của con trai, phải trải qua nhiều công đoạn trong việc chọn trai bố mẹ, nuôi cấy phôi, chăm sóc kết hợp với tính công phu, tỉ mỉ và khéo léo theo một quy trình kỹ thuật “chuyên nghiệp” của người thợ. Độ bóng, sáng và tròn trĩnh là những yếu tố giữ vai trò quyết định giá trị của viên ngọc. Chất lượng ngọc trai còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên như: Môi trường nước sạch, không ô nhiễm, vùng biển êm, ít sóng gió, độ mặn nước biển…

Ngọc trai hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Phú Quốc. Ngoài làm đồ trang sức cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà kỷ niệm cho khách du lịch đến đảo, ngọc trai Phú Quốc còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới.

Theo ông Hồ Phi Thủy, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền, tùy vào chất lượng, màu sắc lấp lánh, bóng sáng, độ tròn đẹp và thời gian ngậm ngọc, ngọc trai có giá từ 1 triệu đến 50 triệu đồng/viên, cá biệt có những viên ngọc đạt giá trị 300 - 500 triệu đồng/viên. Ngoài ra, nơi nuôi cấy ngọc trai trên biển còn là điểm đến cho du khách khám phá những điều thú vị của biển cả.

Tuy nhiên, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập. Từ 4 cơ sở nuôi trai ngọc ban đầu ở Phú Quốc, gồm: Việt-Úc, Ngọc Thủy, Quốc An và Ngọc Hiền, do nhiều nguyên nhân, hiện nay chỉ còn doanh nghiệp Ngọc Hiền duy trì phát triển nghề này. Nguyên nhân chính là địa phương chưa có quy hoạch phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc; nguồn trai giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm nhưng chậm khôi phục tái tạo; vốn đầu tư nuôi trai lớn, kỳ công nhưng tiềm ẩn rủi ro cao; thiếu những chuyên gia nuôi cấy ngọc trai có kỹ thuật, tay nghề thành thạo; chưa kiểm soát được hàng nhái, hàng giả ngọc trai Phú Quốc trên thị trường.

Thực tế tại Phú Quốc có quá nhiều gian hàng trưng bày và bán sản phẩm ngọc trai, nhưng giá cả chênh lệch “một trời, một vực” dẫn đến sự hoài nghi của khách du lịch về uy tín, thương hiệu của ngọc trai Phú Quốc, khó phân biệt được đâu là ngọc trai thật và đâu là ngọc trai giả.

Tại khu vực chợ đêm Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc) và những nơi khác trên đảo này, nhiều gian hàng bày bán chuỗi ngọc trai đeo cổ và đeo tay “bắt mắt” du khách, nhưng giá chỉ từ vài trăm nghìn đến 1 hoặc 2 triệu đồng/chuỗi. Còn tại cơ sở bán ngọc trai của doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền, giá từ vài ba triệu đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng/chuỗi, thậm chí chỉ một viên ngọc đơn lẻ cũng có giá hàng chục triệu đồng.

Theo những người sành điệu về ngọc trai, một số cơ sở kinh doanh mua ngọc trai từ nơi khác đem về gắn “thương hiệu ngọc trai Phú Quốc” bày bán, đánh lừa du khách. Để bảo vệ uy tín và thương hiệu ngọc trai Phú Quốc, đồng thời khẳng định là ngọc trai thật với khách hàng, doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền trực tiếp mổ trai nuôi trên biển đang ngậm ngọc và lấy ra từng viên ngọc bóng loáng cho du khách xem tận mắt khi đến tham quan, mua sắm tại cơ sở trưng bày sản phẩm ngọc trai.

Ông Hồ Phi Thủy, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hiền kỳ vọng, đảo ngọc Phú Quốc sẽ sớm trở thành “Vương quốc Ngọc trai” khi Phú Quốc trở thành khu kinh tế biển; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; khu bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực. Khi đó, các cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc được triển khai thực hiện nhanh, nhằm mục tiêu phát triển hòn đảo ngọc này trở thành Đặc khu Hành chính-Kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020./.

vietnamplus
Đăng ngày 21/08/2013
Lê Huy Hải
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 08:39 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 08:39 30/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 08:39 30/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 08:39 30/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 08:39 30/12/2024
Some text some message..