Ngư dân Bình thuận làm “nhà” cho cá

Từ đầu tháng 3 âm lịch đến nay, dọc theo ven biển các phường: Mũi Né, Phú Hài, Thanh Hải, Đức Thắng, ở TP. Phan Thiết; vùng biển Liên Hương, Phan Rí Cửa ở huyện Tuy Phong… rất nhiều chỗ tập kết cây lá và đá tạo nơi trú ẩn, sinh sản cho các loài cá, giúp ngư dân nâng cao hiệu quả nghề cá ven bờ.

Tàu dừa
Những tàu dừa đang được các ngư dân kết lại thành mành chuẩn bị đưa xuống biển. Ảnh: Đoàn Sĩ)

Các cội chà được làm bằng vật liệu, như: Tre, nứa, cây, lưới bao cuộn những hòn đá… nhằm tạo nơi trú ẩn, dẫn dụ cá nhưng lâu ngày bị hư hỏng nên cần phải được tu bổ hàng năm vào đầu vụ cá Nam (rải rác từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch).

Theo các lão ngư ở biển Phan Rí Cửa, tu bổ cội chà là cột thêm đá, tàu dừa và nhiều loài cây to còn để cả cành, lá thả xuống biển tạo bóng mát cho các loài cá, mực vào trú ẩn. Cách thả chà, tu bổ cội chà phổ biến là dùng đá lớn, lá dừa… buộc vào các cây tre (lồ ô), sau đó chọn vùng biển thích hợp, có độ sâu trên dưới 10 sải tay (15 - 20m) để thả xuống, trên cùng được đánh dấu bằng phao có dây cột cố định.

Ông Trần Văn Đức, một ngư dân ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho biết, nghề mành chà cũng là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân vùng biển Bình Thuận.

Lợi dụng tập tính các loài cá nổi thường tập trung núp bóng ở các gò, rạn, vật trôi nổi trong nước, ngư dân thường thả những gốc chà dọc ven biển để thu hút các loại cá thường là cá nục, cá chỉ vàng, bạc má,... Khi đàn cá di chuyển qua, gặp các gốc chà, chúng thường tụ tập lại để bắt mồi, chà càng lớn, nhiều bóng mát cá càng tụ tập nhiều.

Tàu dừaTàu dừa là vật liệu chính để làm cội chà. Ảnh: Đoàn Sĩ)

Theo ông Đức: "Hiện nay, chúng tôi đang hoạt động trên vùng biển Phan Rí Cửa. Cội chà của ngư dân chúng tôi nuôi hoàn toàn ngư dân Phan Rí, cộng cả ngư dân Phan Thiết lên làm. Cả ngư dân Bình Thuận này phụ thuộc cào cội chà. Nhờ cội chà mà có cá, tôm và mực".

Theo người dân vùng biển, nghề mành chà trước đây rất phổ biến, nhưng gần đây đang bị mai một dần do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt nên nhiều ngư dân bỏ nghề.

VOV-TP.HCM
Đăng ngày 07/05/2023
Đoàn Sĩ
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 07:21 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 07:21 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 07:21 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 07:21 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 07:21 18/02/2025
Some text some message..