Ngư dân Hà Tĩnh được mùa tép biển

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

tép biển
Ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vì được mùa tép biển.

Thời điểm này hàng trăm tàu thuyền có công suất từ 12 - 45CV của ngư dân ở các xã bãi ngang Thạch Hải, Thạch Long (thuộc huyện Thạch Hà), xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)… lại nhộn nhịp ra khơi vùng gần bờ, vùng lộng để đánh bắt tép biển và các loại cá. Mỗi chuyến ra khơi một thuyền với khoảng 3 lao động đánh bắt được từ 6 - 10 tạ tép/ngày, thu về lợi nhuận từ 7 - 9 triệu đồng, cá biệt đợt cao điểm có thuyền còn đánh được gần 2 tấn tép, kiếm được 15 - 17 triệu đồng/ngày…

Ngư dân Nguyễn Văn Trí (ở xã Thạch Hải - chủ tàu HT 10436 TS) đang nhập hàng tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, cho biết: “Tàu của tôi công suất 24CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ. Mấy ngày qua, chuyến nào ra khơi cũng khai thác được trung bình 8 tạ tép, sau khi trừ chi phí xăng dầu còn lời khoảng 6 triệu đồng. Đã 3 năm liên tục mất mùa tép biển nhưng năm nay được mùa lớn, bán được giá cao, thị trường ưa chuộng nên ngư dân rất phấn khởi…”. 

Theo kinh nghiệm của các ngư dân Hà Tĩnh, đánh tép biển không cần phải đi xa, cũng không mất quá nhiều công sức, lại dễ hơn so với đánh các loại tôm, cá khác. Mùa tép biển thường kéo dài độ tháng 10 Âm lịch cho đến tháng giêng năm sau. Ngoài chế biến ruốc, mắm tôm, tép biển còn phơi sấy khô làm thực phẩm dùng quanh năm. 

Tép biển là loài sống thành đàn ở độ sâu khoảng 100 - 200m, sống dưới bùn cát, dụng cụ đánh bắt là kheo, lưới rút, hoặc đơn giản là một cái dạ với sào tre. Con tép ở vùng biển Hà Tĩnh ngon hơn so với các vùng khác nên thương lái rất ưa thích, không xảy xa tình trạng ế hàng. Đánh bắt tép được mùa không chỉ vừa mang lại thu nhập cao cho ngư dân mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi của địa phương, trong đó chỉ tính riêng việc mua tép từ các bến thuyền ở cảng rồi vận chuyển về bán lại ở các chợ đầu mối, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày cũng lãi khoảng 200.000 - 300.000 đồng/người. Đặc biệt, ở Hà Tĩnh tép biển phần lớn để chế biến ruốc nên nhiều gia đình làm ruốc ở đây cũng thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/mùa tép…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 24/01/2014
Đăng ngày 24/01/2014
Dương Quang
Đánh bắt

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 03:25 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 03:25 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 03:25 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 03:25 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 03:25 01/10/2024
Some text some message..