Ngư dân khốn đốn ra khơi

Là nơi neo đậu của trên 700 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản của ngư dân quanh vùng, tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, khu vực cửa biển sông Roòn bị cát bồi lấp nghiêm trọng khiến việc tàu, thuyền ra vào hết sức khó khăn. Từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục tàu thuyền mắc cạn, gãy chân vịt, vỡ mạn thuyền, thậm chí là chìm tàu.

tàu thuyền mắc cạn
Tàu thuyền của ngư dân bị mắc cạn và thường xuyên hư hỏng do cửa biển bị bồi lấp nghiêm trọng.

Gian nan đường vào cửa Lạch

Cửa biển sông Roòn (còn gọi là cửa Lạch) là nơi giáp ranh giữa hai thôn Đông Cảng, xã Cảnh Dương và thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Đây từng là nơi ra vào, neo đậu tránh bão tấp nập tàu thuyền của ngư dân các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Bình Định. Tuy nhiên, nhiều năm nay, hiện tượng cát bồi lắng ở đây xảy ra nghiêm trọng, khiến cho tàu thuyền ra vào hết sức khó khăn.

Trước đây, cửa Lạch rộng khoảng 100m với 4 luồng tàu vào ra, các loại tàu có công suất đến 400CV ra vào dễ dàng, không gặp khó khăn gì. Nhưng hiện nay, tại cửa biển, cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những đồi cát kéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại, chỉ còn rộng vài chục mét, sâu chưa tới một mét, làm nhiều tàu, thuyền của ngư dân mắc cạn, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Theo thống kê của Trạm Kiểm soát biên phòng cửa Roòn, trong 6 tháng đầu năm 2015, đã xảy ra 12 vụ tàu cá bị mắc cạn, hỏng tàu gây thiệt hại lớn. Mới đây, tàu cá công suất hơn 200CV của ngư dân Nguyễn Xuân Hồng (thôn Đông Cảng, xã Cảnh Dương) bị mắc cạn, trong lúc đang cố tìm cách thoát thì động cơ phát lửa, gây cháy cabin tàu, thiệt hại gần 300 triệu đồng.

Ông Phạm Phúc Hạnh (thôn Hải Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch) than thở: “Cửa Lạch Roòn bây giờ bị cát bồi lấp quá nhiều, thời gian trước đây dù cạn nước tàu thuyền vẫn vô được nhưng hiện giờ chúng tôi có thể lội từ bờ bên này sang bờ bên kia mà mực nước chưa quá đầu gối, bởi vậy tàu thuyền từ đầu năm đến nay hầu như không thể vào đây được”.

Những người dân sinh sống ở đây cho biết, sở dĩ hiện tượng cát bồi lấp mạnh, gây cạn và thay đổi luồng lạch là do thiên tai bất thường trong những năm gần đây. Trước kia, lưu lượng dòng chảy sông Roòn rất mạnh, có tác dụng đẩy cát tuôn ra biển, nhưng những năm gần đây, nước sông không dâng cao và chảy xiết như trước nữa, vì vậy, cát bị ngưng tụ, bồi lấp ngay tại cửa biển.

Để có thể cho tàu thuyền vào được cửa Lạch, ngư dân phải nắm bắt được chu kỳ lên, xuống của thủy triều để lựa lúc nào nước lên cao thì sẽ cho tàu thuyền luồn lách vào cửa Lạch. Thậm chí, muốn cho tàu thuyền ra vào không bị mắc cạn, nhiều ngư dân phải nhảy xuống nước để dò đường, tìm luồng trước, sau đó cho tàu thuyền len lỏi thì mới vào được. “Muốn cho tàu thuyền vào được cửa Lạch, người dân chúng tôi phải lựa nước, lựa trăng, luồn lách qua các doi cát để tìm đường vào. Chỉ cần sơ suất là tàu thuyền sẽ bị mắc cạn, gãy chân vịt, vỡ mạn hoặc bị chìm tàu”, ông Nguyễn Tiến Nên (thôn Trung Vũ, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) than thở.

Thiệt hại kinh tế nặng nề

Đến cửa Lạch Roòn, chứng kiến hàng chục tàu thuyền đang gối bãi nằm bờ, chưa thể ra khơi được vì đúng mùa nước cạn và những chiếc tàu đang phơi mình giữa cửa biển,cố loay hoay tìm mọi cách để thoát ra khỏi mắc cạn mới thấu hiểu được sự khó khăn mà người dân nơi đây đang phải đối mặt. Tình trạng cát bồi lấp ngày một nghiêm trọng tại cửa Lạch sông Roòn không chỉ ảnh hưởng đến việc vào ra của tàu thuyền mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nơi đây.

Theo trạm Kiểm soát cửa Roòn, cửa biển này là nơi vào ra, neo đậu của trên 700 tàu thuyền, với hơn 3.000 ngư dân thuộc 5 xã biển huyện Quảng Trạch. Ngoài ra, đây còn là nơi hoạt động của nhiều tàu cá các tỉnh trong khu vực. Chỉ tính riêng tại 2 xã là Cảnh Dương và Quảng Phú, gần 80% hộ dân sống dựa vào nghề đi biển, với 230 tàu cá xa bờ vươn khơi bám biển sản xuất. Tuy nhiên, do của biển Roòn bị bồi lấp nên hoạt động của ngư dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Trước đây, khi đi biển về, ngư dân thường cho tàu thuyền vào tận bãi neo đậu để bán cá, nhưng nay do tàu không vào được nên phải neo lại ngoài khơi rồi thuê các thuyền nhỏ trung chuyển cá vào bờ. Mỗi chuyến trung chuyển chi phí từ 300.000 - 500.000 đồng/tàu. Điều này không chỉ khiến cho chất lượng thủy hải sản kém đi, bán không được giá mà ngư dân còn phải bù chi phí thuê thuyền nhỏ vận chuyển cá vào bến nên càng “thiệt đơn, thiệt kép”. Bên cạnh đó, nhiều tàu cá của ngư dân đi biển dài ngày không vào được cửa biển này đành phải cập bến vào các cảng cá khác, vừa mất thời gian lại phải tốn nhiều chi phí.

Không chỉ ngư dân ảnh hưởng mà các loại dịch vụ liên quan như: Cơ sở sửa chữa tàu thuyền, các cơ sở làm đá lạnh, mua bán hải sản, xăng dầu, lương thực... tại đây cũng rơi vào tình trạng khó khăn, ế ẩm kéo dài, do tàu thuyền không vào được cửa Lạch.

Ông Cao Xuân Đố - Chủ một doanh nghiệp sửa chữa tàu thuyền tại xã Cảnh Dương - trăn trở: "Những năm vừa rồi, cửa Lạch bị bồi lấp, hẹp lại đã ảnh hưởng nhiều cho doanh nghiệp. Các phương tiện không ra vào được nên chúng tôi không phục vụ được. Chúng tôi cũng muốn tham gia phục vụ để các tàu có thể vươn khơi xa và giữ chủ quyền biển đảo nhưng trong những năm vừa qua, nhất là những tháng gần đây thì lạch quá cạn, tàu thuyền không vô ra được khiến cho hoạt động của cơ sở sửa chữa chúng tôi bị đình trệ, nhiều công nhân buộc phải nghỉ vì không có việc để làm”.

Có thể thấy, tình hình bồi lấp tại cửa Lạch Roòn đang khiến cho hoạt động tàu thuyền, làm ăn sinh sống của bà con nơi đây đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp. “Trước thực trạng cát bồi lấp ngày càng lớn tại cửa Lạch Roòn, địa phương đã nhiều lần kiến nghị cấp trên cần đầu tư để khơi thông luồng lạch, bảo đảm cho tàu thuyền vào ra đảm bảo an toàn thông qua các cuộc họp hay tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm, xử lý”, ông Hồ Quang Hướng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch - cho biết.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa đầu tư gần 80 tỉ đồng xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Roòn nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 250 - 280 tàu, thuyền đánh cá các loại có công suất từ 90CV đến 200CV. Tuy nhiên, trước tình trạng cát bồi đắp nghiêm trọng tại cửa biển như trên thì liệu khi mùa mưa bão đến, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Roòn có phát huy được tác dụng khi tàu thuyền của ngư dân không thể vào được vì bị… mắc cạn?

Báo Lao Động, 06/09/2015
Đăng ngày 07/09/2015
LÊ PHI LONG - THANH TRUNG - [email protected]
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:17 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:17 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:17 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:17 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:17 17/11/2024
Some text some message..